Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển quan trọng về mặt tâm lý và xã hội của con người. Trong giai đoạn này, các em bắt đầu hình thành nhận thức về bản thân, xây dựng các mối quan hệ xã hội và phát triển những kỹ năng cần thiết để hòa nhập cộng đồng. Tuy do xu hướng xã hội đưa ra quy chuẩn ngoại hình hay những vấn đề liên quan đến thay đổi cơ thể và tâm sinh lí dẫn tới hình thành sự mặc cảm về ngoại hình ở các em. Giai đoạn này, trẻ vị thành niên trải qua những thay đổi mạnh mẽ về cơ thể, dẫn đến những lo lắng, ám ảnh về ngoại hình, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và kỹ năng xã hội. Nghiên cứu đưa ra những lý luận mới cho thuật ngữ “mặc cảm ngoại hình”, đặt những tiền đề đầu tiên định nghĩa cho góc nhìn tiêu cực của con người về cơ thể của mình. Kết quả cho thấy, hơn một nửa số lượng học sinh tham gia nghiên cứu thường xuyên bất an về ngoại hình của bản thân. Đáng lo ngại là, học sinh có mức độ mặc cảm ngoại hình càng cao thì năng lực cảm xúc - xã hội của các em càng thấp và thể hiện rõ ràng nhất ở một số nhóm năng lực như tự nhận thức, tự quản lý cảm xúc và thiết lập, duy trì mối quan hệ.Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển quan trọng về mặt tâm lý và xã hội của con người. Trong giai đoạn này, các em bắt đầu hình thành nhận thức về bản thân, xây dựng các mối quan hệ xã hội và phát triển những kỹ năng cần thiết để hòa nhập cộng đồng. Tuy do xu hướng xã hội đưa ra quy chuẩn ngoại hình hay những vấn đề liên quan đến thay đổi cơ thể và tâm sinh lí dẫn tới hình thành sự mặc cảm về ngoại hình ở các em. Giai đoạn này, trẻ vị thành niên trải qua những thay đổi mạnh mẽ về cơ thể, dẫn đến những lo lắng, ám ảnh về ngoại hình, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và kỹ năng xã hội. Nghiên cứu đưa ra những lý luận mới cho thuật ngữ “mặc cảm ngoại hình”, đặt những tiền đề đầu tiên định nghĩa cho góc nhìn tiêu cực của con người về cơ thể của mình. Kết quả cho thấy, hơn một nửa số lượng học sinh tham gia nghiên cứu thường xuyên bất an về ngoại hình của bản thân. Đáng lo ngại là, học sinh có mức độ mặc cảm ngoại hình càng cao thì năng lực cảm xúc - xã hội của các em càng thấp và thể hiện rõ ràng nhất ở một số nhóm năng lực như tự nhận thức, tự quản lý cảm xúc và thiết lập, duy trì mối quan hệ.