Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến công nghệ đột phá như nhà máy thông minh và Internet vạn vật, thay đổi mô hình doanh nghiệp và nâng cao năng suất. Tuy nhiên, tự động hóa gây lo ngại về việc thay thế lao động, đặc biệt trong ngành sản xuất. Các yếu tố như chánh niệm (MF), kỳ vọng hỗ trợ tái đào tạo và tính kiểm soát trong văn hóa tổ chức có thể giảm tác động tiêu cực của công nghệ, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để kiểm định các ảnh hưởng này. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và thực hiện khảo sát online với các cá nhân trên 18 tuổi đã đi làm và sinh sống tại Việt Nam. Kết quả khảo sát thu được 388 phiếu hợp lệ và phân tích cho thấy chánh niệm (MF) không ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận mức độ đảm bảo công việc (PJI), nhưng tác động gián tiếp qua nhận thức công nghệ (STARA), lo ngại về các sự kiện khó dự báo (IES) và cảm nhận khả năng được tuyển dụng (PE). Các yếu tố điều tiết như tính kiểm soát trong văn hóa tổ chức (AOC) và kỳ vọng hỗ trợ tái đào tạo (ER) không có tác động có ý nghĩa thống kê. STARA ảnh hưởng trực tiếp thuận chiều đến PJI, giải thích 43,4% sự biến thiên. Kết quả giúp các nhà quản lý xây dựng chiến lược bảo đảm ổn định công việc cho lao động trong bối cảnh thay đổi công nghệ.The 4.0 Industrial Revolution created breakthough technology such as intelligent robotics and Internet of Things (IoT), which transforms business models and improves productivity. However, automation raises concerns about job replacement, especially in the manufacturing industry. Although some impact factors like mindfulness (MF), Expectation of retraining (ER) và Autorativeness of culture (AOC) may decrease the negative impact of technology, empirical research is needed to verify the influences. The quantitative research analysing 388 valid responses shows that mindfulness (MF) does not directly impact perceived job insecurity (PJI) but has an indirect effect through STARA awareness (STARA), Fear of crisis from unpredictable events (FC), and Cảm nhận khả năng được tuyển dụng (PE). Moderating variables such as AOC and ER have no statistically significant effects. STARA and concerns about COVID-19 directly influence perceived job insecurity, explaining 43.4% of its variance. The results help managers develop strategies to ensure job stability in the context of changes in technology.