Đặc điểm viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan tại Bệnh viện Nhi Đồng 2=Characteristics of eosinophilic gastroenteritis at Children’s hospital 2

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Thiệu Hà, Thị Thu Thuỷ Nguyễn, Minh Lâm Trần, Ngọc Hân Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2024

Mô tả vật lý: tr.339-343

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 252262

Eosinophilic gastroenteritis is a rare chronic inflammatory disease characterized by focal or difuse eosinophilic infiltration in the gastrointestinal tract. Aim: This study depicts epidemiologic, clinical and subclinical characteristics of children with eosinophilic gastroenteritis at Children's Hospital 2 from 01/2018 to 08/2024. Method: Case-series study. Results: Out of a total of 25 eosinophilic gastroenteritis patients. The male-to-female ratio was 2,1:1. The over-6-year-old group accounted for 84%. The 10 (40%) patients had a history of allergies. The most common manifestations were abdominal pain (84%) , vomiting (72%) and diarrhea (52%). Peripheral eosinophilia was present in 80% of the patients. The average eosinophil rate was 22,6±19,8%. The disease was classified as mucosal, subserosal and muscular in 72%, 20%, 8% of cases. The main locations of eosinophil infiltration were the ileum (72%) and colon (56%). Mean eosinophil counts/HPF in stomach (36,2±14), duodenum (75,5±54,3), ileum (257,5±198,3) and colon (92,1±21,1). Conclusion: Eosinophilic gastroenteritis was seen mainly in male, over - 6 year – old. The most common manifestations were abdominal pain, vomiting and diarrhea. Peripheral eosinophilia was present in 80% of the patients. The main site of eosinophilic infiltration was the ileum.Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/2018 đến 08/2024. Đối tượng: Trẻ được chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Có 25 trường hợp viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan. Tỷ lệ nam:nữ là 2,1:1. Nhóm trên 6 tuổi chiếm 84%. Tiền căn dị ứng gặp ở 10 (40%) trẻ. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, nôn, tiêu chảy chiếm tỉ lệ lần lượt là 84%, 72%, 52%. Bạch cầu ái toan (BCAT) máu tăng ở 80% trường hợp. Tỉ lệ BCAT trung bình là 22,6±19,8%. Phân loại bệnh theo thể niêm mạc, thanh mạc và cơ gặp ở lần lượt 72%, 20%, 8% các trường hợp. Vị trí thâm nhiễm bạch cầu ái toan chủ yếu là hồi tràng (72%), đại tràng (56%). Số lượng BCAT trung bình/HPF ở dạ dày (36,3±14,1), tá tràng (75,5±54,3), hồi tràng (257,5±198,3) và đại tràng (92,1±21,1). Kết luận: Viêm dạ dày ruột tăng BCAT thường gặp ở trẻ nam, trên 6 tuổi. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, nôn, tiêu chảy. BCAT máu tăng trong 80% trường hợp. Vị trí thâm nhiễm BCAT chủ yếu là hồi tràng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH