Bài viết trình bày nội dung chủ yếu trong tư tưởng của G.W.F. Hegel về sự tha hóa của con người. Trước hết, tác giả phân tích cách hiểu của Hegel về thuật ngữ tha hóa cùng với các thuật ngữ có liên quan do chính Hegel sử dụng: sự ngoại tại hóa và sự đối tượng hóa. Hegel tập trung luận giải về sự tha hóa của con người, với tư cách là chủ thể tự - ý thức, trong mối quan hệ với thế giới khách quan cũng như trong quá trình kiến tạo văn hóa, kiến tạo xã hội, xây dựng một đời sống mang tính người. Tác giả cũng chỉ ra sự tiếp thu, điều chỉnh và phê phán của Feuerbach và Marx đối với những quan điểm về sự tha hóa của con người mà Hegel đã đưa ra. Cuối cùng, tác giả nêu lên một cách khái quát giá trị và hạn chế trong tư tưởng của Hegel về sự tha hóa của con người.The article presents the main content of G.W.F. Hegel’s thought on alienation of man. First of all, the author analyzes Hegel’s understanding of the term “alienation” along with the related terms that Hegel himself used: “externalization” and “objectification”. Hegel focused on explaining the alienation of humans as self-conscious subjects, in their relations with the objective world as well as in the process of creation of culture and society, and constructing a life with the c-haracter of humans. The author also points out the reception, adjustment and criticism by Feuerbach and Marx of the views on alienation of man that Hegel put forth. Finally, the author generally states the value and limitations in Hegel's thought on that alienation.