Chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ tư và một số yếu tố liên quan tại Trường Đại học Thăng Long năm học 2018 - 2019

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lương Hiền Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y tế Công cộng, 2019

Mô tả vật lý: tr.36

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 290099

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ tư, Trường Đại học Thăng Long năm học 2018 - 2019 và xác định một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện với 400 sinh viên năm thứ tư sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi SF12 (12 – item Health Status Survey) theo hình thức phát vấn. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.0 và xử lý bằng SPSS 20.0. Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của sinh viên là 62,3±18,1. Điểm trung bình về lĩnh vực sức khỏe thể chất là cao nhất (78±25,1), tiếp đến là cảm giác đau cơ thể (74,6±20,6), chức năng vận động (70,8±40,3), cảm xúc (56,7±43,2), sức khoẻ tinh thần (54,2±17,1), sức sống (48,1±22,2), sức khoẻ chung (40,5±22,3). Có 44,8% sinh viên có chất lượng cuộc sống trung bình, 29,3% cao, 23,3% thấp, và 2,8% rất thấp. Sinh viên nữ, có thành tích học tập trung bình trở lên, có bệnh mạn tính, bị ốm/tai nạn, hoặc đã trải qua sự kiện căng thẳng có khả năng có CLCS dưới trung bình cao hơn nhóm sinh viên còn lại. Khuyến nghị: Tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ, hỗ trợ tâm lý-xã hội cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và có vấn đề về sức khoẻ tâm thần/bệnh mạn tính, đồng thời lồng ghép nội dung liên quan đến chất lượng cuộc sống trong chương trình học tại cơ sở đạo tạo là hết sức quan trọng và cần thiết.Objectives: To assess quality of life among the year-4- students at Thang Long University in the academic year of 2018 - 2019 and identify some associated factors. Methodology: A cross-sectional study was carried out with the participation of 400 year-4- students using a stratified random sampling technique. The study subjects were requested to fill in an administered questionnaire - the SF12 (12 – item Health Status Survey). Data was entered with Epidata 3.0 software, and then analyzed using SPSS software version 22.0. Results: Results revealed that the mean score of quality of life of the study subjects were 62.3±18.1. The highest scores were witnessed in physical functioning domain (78±25.1), followed by bodily pain domain (74.6±20.6), role physical (70.8±40.3), social functioning (64.9±24.1), role emotional domain (56.7±43.2), mental health domain (54.2±17.1), vitality domain (48.1±22.2) and the lowest scores were for gerneral health domain (40.5±22.3). In addition, 29.25% of the surveyed students showed to have high quality of life, 44.75% were adequate, 23.25% were low and 2.75%were very low. Female studentsstudents with higher learning outcomes, suffered from chronic diseases, illness/accidents and stressed events had lower scores of quality of life as compared to other students. Recommendations: There should be appropriate intervention activities including enhancing health education and communication, providing psychosocial supports for students especially disadvantaged people and those affected by mental disorder and chronic pain, as well as intergrating contents related to quality of life in learning curriculums.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH