NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51, VỤ HÈ THU TẠI THÁI NGUYÊN

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả:

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2020

Mô tả vật lý: tr.76-82

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 303630

 Nghiên cứu được tiến hành trong vụ Hè Thu năm 2016 và 2017 tại huyện Phú Lương và huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu xác định mật độ và lượng phân bón thích hợp cho giống đậu tương ĐT51. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn (phân bón), ô nhỏ (mật độ), 3 công thức mật độ (M1, M2, M3 tương ứng với 20, 30, 40 cây/m2) và 3 công thức phân bón (P1: 15N:40P:40K + 1 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (HCVSSG)
  P2: 30N:60P:60K + 1 tấn HCVSSG
  P3: 45N:80P:80K + 1 tấn HCVSSG). Kết quả cho thấy, các mật độ và lượng phân bón trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 (90 – 93 ngày). Chiều cao cây, chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng khi tăng mật độ và lượng phân bón. Số cành cấp 1 có xu hướng giảm dần khi tăng mật độ. Tương tác giữa mật độ và phân bón đến năng suất thực thu (NSTT) có ý nghĩa. Các tổ hợp có NSTT cao nhất và ổn định qua 2 năm thí nghiệm là P2M2, P2M3, P3M2, P3M3, đạt từ 22,04 – 25,23 tạ/ha (tại Phú Lương), từ 24,09 – 25,31 tạ/ha (Võ Nhai), lợi nhuận thuần đạt từ 27,40 – 30,53 triệu đồng/ha. Công thức P2M2 (mức phân bón 30N:60P:60K kết hợp mật độ 30 cây/m2) cho NSTT và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với mức đầu tư của người dân miền núi.The study was conducted during the Summer-Autumn season of 2016 and 2017 in Phu Luong district and Vo Nhai district, Thai Nguyen province with the aim of determining the density and amount of fertilizer suitable for soybean variety DT51. The experiment is arranged according to the type of large plot (fertilizer), small plot (density), 3 density formulas (M1, M2, M3 corresponding to 20, 30, 40 plants /m2) and 3 fertilizer formulas. (P1: 15N: 40P: 40K + 1 ton of Song Gianh micro-organic fertilizer
  P2: 30N: 60P: 60K + 1 ton of Song Gianh micro-organic fertilizer
  P3: 45N: 80P: 80K + 1 ton of Song Gianh micro-organic fertilizer). The results showed that the density and amount of fertilizer in the experiment did not affect the growth time of the soybean variety DT51 (90 - 93 days). Plant height, leaf area index tends to increase with increasing density and amount of fertilizer. Number of level 1 branches tends to decrease with increasing density. The interaction between density and fertilizer on net yield is significant. The combinations with the highest and stable chromosomes over 2 years of experiment were P2M2, P2M3, P3M2, P3M3, reaching from 22.04 to 25.23 quintals/ ha (in Phu Luong), from 24.09 to 25.31. quintal / ha (Vo Nhai), net profit reached from 27.40 - 30.53 million / ha. Formula P2M2 (fertilizer level 30N: 60P: 60K combined density of 30 plants/ m2) for yield and high economic efficiency suitable for the investment of mountainous people.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH