Bắt đầu từ thập niên 1980, tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc trải qua hai cao trào và hai giai đoạn phát triển chủ yếu, sau đó đi vào thoái trào nhưng lại được phục hưng từ những năm 1990 đến nay. Trong giai đoạn phục hưng, một số tiểu thuyết gia tiên phong (nổi bật là Dư Hoa, Tô Đồng, Mạc Ngôn, Lâm Bạch và một số nhà văn “thời đại tân sinh”, “hậu 70”) đã có sự chuyển hướng trong sáng tác: quay về tự sự truyền thống, khai thác sáng tác dân gian, phản ánh đời sống hiện thực và sáng tác tự giác. Bài viết tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc và sự chuyển hướng sáng tác của các tiểu thuyết gia theo trào lưu này.Beginning in the 1980s, Chinese avant-garde fiction had gone through two major development stages with two respective climaxes, followed by a decline before its revision since the 1990s. During the revival period, some avant-garde writers, notably Yu Hua, Su Tong, Mo Yan, Lin Bai and others of “new age” and “post 70” schools have changed their writing style. Returning to the traditional narrative techniques and exploiting folk literature, they reflect the reality of life with a sense of self-consciousness. The paper analyses the development of Chinese avant-garde fiction with a focus on the change process of some prominent writers’ narrative styles.