Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên năm thứ ba không chuyên ngữ tại một trường cao đẳng ở thành phố Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của chiến lược siêu nhận thức cũng như mức độ áp dụng chiến lược siêu nhận thức của những sinh viên này. Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét sự khác biệt giữa 2 yếu tố này. Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 342 sinh viên. Dữ liệu định lượng thu được từ bảng hỏi được phân tích bằng phần mềm thống kê phân tích SPSS (26.0). Bên cạnh đó, phương pháp phân tích nội dung được sử dụng để phân tích dữ liệu định tính thu thập từ phỏng vấn bán cấu trúc. Kết quả phân tích cho thấy rằng, đa số đối tượng khảo sát nhận thấy tầm quan trọng của các chiến lược siêu nhận thức đối với việc học tiếng Anh của mình
họ sử dụng những chiến lược siêu nhận thức liên quan đến việc lập mục tiêu học tập, điều chỉnh nội dung học theo nhu cầu bản thân và phản ánh lại những gì đã học một cách khá thường xuyên
có sự khác biệt đáng kể giữa nhận thức và việc sử dụng các chiến lược siêu nhận thức của những sinh viên này. Trên cơ sở những kết quả tìm được của nghiên cứu này, các nghiên cứu sau có thể tìm hiểu sâu hơn về chiến lược tự học, đặc biệt là chiến lược siêu nhận thức.The present study aimed to first investigate how non-English majored juniors at a Ho Chi Minh City-based college perceived the importance of metacognitive strategies and to what extent they used these strategies and then explore significant differences between their perceptions and use of metacognitive strategies. The mixed-methods study was conducted with the participation of 342 non-English majored juniors at the college. The quantitative data collected from the questionnaire were processed by SPSS (26.0), whereas content analysis was employed to analyze the qualitative data obtained from the semi-structured interview. The findings generally revealed that metacognitive strategies were believed to be significant by a large number of the students. In terms of their employment of metacognitive strategies, only some strategies relating to goal setting, needs-based adjustments, and reflections were employed frequently by most of the participants. Moreover, the study also indicated some significant differences between the learners’ perceptions and their actual use of metacognitive strategies. Based upon the aforementioned findings, some recommendations for further research on autonomous language learning strategies with a focus on metacognitive strategies are made.