Ngày 12 tháng 12 năm 2019, Trung Quốc gửi cho Liên hợp quốc Công hàm số CML/14/2019 với nội dung khẳng định các yêu sách của mình trên biển Đông (được biết đến với tên gọi ‘yêu sách tứ sa’). Công hàm này là sự đáp lại việc đệ trình của Malaysia lên Ủy ban về Ranh giới thềm lục địa ngày 12 tháng 12 năm 2019. Sự kiện này đã tạo ra một ‘cuộc chiến công hàm’ phản đối lẫn nhau giữa các quốc gia hữu quan, bao gồm cả Hoa Kỳ, là một quốc gia có quyền lợi gián tiếp ở biển Đông. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chủ yếu tập trung phân tích các khía cạnh pháp lý của việc xác định đường cơ sở cho các đảo và nhóm đảo xa bờ theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đối chiếu với trường hợp đường cơ sở thể hiện trong các tài liệu mà Trung Quốc công bố, bao gồm ‘yêu sách tứ sa’ của Trung Quốc trên biển Đông để làm rõ tính ‘vô căn cứ’ và ‘bất hợp pháp’ của các yêu sách này.On December 12, 2019, China sent to the United Nations the Note Verbale No. CML/ 14/2019 in order to affirm its claims in the South China Sea (known as the ‘four-sha claim’). This note is a response to Malaysia's submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf on 12 December 2019. Undoubtedly, the event has created a ‘diplomatic war’ between the concerned stakeholders, including the United States, a country with indirect interests in the South China Sea. In this paper, the author mainly focuses on analyzing the legal aspects of defining the baselines for off-shore islands and groups of islands in accordance with the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982. The article will then examine and analyze the baselines defined in the documents published by China, including the Note CML/14/2019 in order to clarify the 'baselessness' and 'illegality' of these claims in the South China Sea.