Cooperatives are the main form of collective economy - an important economic component, the basis for developing the national economy. From 1975 to 1985, the development of cooperatives in the City faced many difficulties because people were accustomed to free labor. Now they had to go to cooperatives quickly, so it was hard to avoid doubts about the effectiveness of new production methods. However, the leaders and the City people, especially the cooperative members, have made continuous efforts to contribute to the innovation and improve the operation quality of cooperatives in terms of management, administration, materials and goods... to develop and innovate. After the Congress of the Communist Party of Vietnam (1986), the cooperative system (cooperatives) in Ho Chi Minh City fell into crisis, the risk of bankruptcy because cooperatives have not caught up with the new economic mechanism. In order for cooperatives to restore production, the City Party Committee has proactively had policies to support the initial facilities, legal and line of business direction. Therefore, cooperatives gradually recover and develop in many economic areas of the City. Economy of cooperatives has become an economic component in the economic structure of the City, increasing commodities, types of service for domestic and export. In addition, cooperatives also contribute significantly to creating jobs, increasing incomes and improving people's lives in the City.In the context that Vietnam integrates more and more deeply, the cooperative economy in the City needs strong innovation to adapt and develop.Hợp tác xã là hình thức chủ yếu của kinh tế tập thể - một thành phần kinh tế quan trọng, cơ sở cho phát triển nền kinh tế quốc dân. Từ 1975 đến 1985, sự phát triển của hợp tác xã ở Thành phố gặp nhiều khó khăn do người dân đã quen với lối sống và lao động cá thể, việc phải vào HTX một cách nhanh chóng nên khó tránh khỏi những hoài nghi về hiệu quả của phương cách lao động sản xuất mới. Tuy nhiên, lãnh đạo cùng với nhân dân TPHCM, nhất là các xã viên HTX đã có sự nỗ lực không ngừng góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX từ khó khăn trong quản lý, điều hành, thiếu nguyên liệu và hàng hóa... đến tháo gỡ khó khăn, phát triển và đổi mới. Từ sau đổi mới (1986), hệ thống hợp tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nói riêng, cả nước nói chung lâm vào khủng hoảng, có nguy cơ phá sản bởi các HTX chưa bắt nhịp được với cơ chế kinh tế mới. Để các HTX có thể khôi phục sản xuất, Đảng bộ TPHCM đã chủ động có những chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất ban đầu, pháp lý và chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh. Do đó các HTX dần khôi phục và phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế và trở thành một thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế Thành phố. Ngoài ra, các HTX còn góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân ở TPHCM. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, kinh tế hợp tác xã ở TPHCM cần đổi mới mạnh mẽ để thích ứng và phát triển.