LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HECKCHER-OHLIN VỚI CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA TỈNH BẮC NINH (VIỆT NAM)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trong Quynh Ha, Huy Phuong Nguyen, Thi My Loc Tran

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2020

Mô tả vật lý: tr.71 - 78

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 320263

Bac Ninh is one of the leading localities in the country in terms of export turnover for many consecutive years. To fully exploit the resources that exports bring and to answer the questions "To export what?", "To whom to export" and "How to export" require practical policies derived from relevant economic theories as well as practical experience from other countries. One of the important economic theories that can be used to explain these problems is the Hecker-Ohlin theory. The study used the financial statements of three large enterprises in Bac Ninh province representing three prominent commodity groups of the province, namely textiles, plastics and electronic components to calculate the ratio K/L, thereby assessing the suitability level of Hecker-Ohlin theory with practice. The results show that this theory is still true for the export of Bac Ninh province, basically the exporting countries are still based on the concept of the abundance of factors of production. However, besides this theory, there are also certain limitations, it is necessary to have appropriate policies to apply the Heckcher-Ohlin theory as well as the export experience of some other countries to promote domestic export.Bắc Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm liên tiếp. Để khai thác triệt để nguồn lợi mà xuất khẩu đem lại, trả lời những câu hỏi “Xuất khẩu cái gì?”, “Xuất khẩu cho ai” và “Xuất khẩu như thế nào” đòi hỏi phải có những chính sách thực tế xuất phát từ các học thuyết kinh tế liên quan cũng như kinh nghiệm thực tiễn từ quốc gia khác. Một trong những học thuyết kinh tế có ý nghĩa quan trọng giải thích được những vấn đề này là học thuyết Hecker-Ohlin. Nghiên cứu đã sử dụng báo cáo tài chính của ba doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đại diện cho 3 nhóm hàng hoá xuất khẩu nổi bật của tỉnh là mặt hàng dệt may, nhựa và linh kiện điện tử để tính toán tỷ lệ K/L, qua đó đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn của học thuyết Hecker-Ohlin. Kết quả cho thấy rằng lý thuyết này vẫn đúng với xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh, về cơ bản các nước xuất khẩu vẫn dựa trên khái niệm về mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó lý thuyết này cũng còn những hạn chế nhất định, do đó cần có những chính sách phù hợp để có thể vận dụng được lý thuyết Heckcher-Ohlin cũng như kinh nghiệm xuất khẩu của một số quốc gia khác vào thúc đẩy xuất khẩu trong nước.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH