Bài viết này nghiên cứu những đóng góp của trường phái ngôn ngữ học mô tả của Mĩ ở những năm giữa thế kỉ 20 vào nghiên cứu về tiếng Việt. Hai chuyên khảo quan trọng nhất về ngữ pháp tiếng Việt của hai nhà ngữ pháp mô tả/cấu trúc hàng đầu người Mĩ được chọn ra để nghiên cứu: Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar (Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt) của học giả Murray B. Emeneau và A Vietnamese Reference Grammar (Ngữ pháp tham khảo tiếng Việt) của học giả Laurence C. Thompson. Rõ ràng là trong số các học giả nước ngoài nghiên cứu tiếng Việt, Emeneau và Thompson đã có những đóng góp đáng kể nhất vào nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Cả hai ông đều có chung một điểm quan trọng trong việc tìm cách phân tích tiếng Việt trên cơ sở từ bên trong tiếng Việt, cố gắng tránh càng nhiều càng tốt bất kì sự lệch lạc nào từ các khái niệm ngữ pháp Ấn-Âu
và do đó đã tạo ra các kết quả tốt và đáng tin cậy. Công trình mô tả của hai ông về ngữ pháp tiếng Việt rất chi tiết và có hệ thống
đáp ứng được hầu hết các tiêu chí của một công trình ngữ pháp chuẩn mực: tỉ mỉ, toàn diện, mạch lạc, chính xác, và tao nhã. Cùng với các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt của các nhà ngữ pháp khác, cả người Việt Nam và người nước ngoài, công trình ngữ pháp của Emeneau và Thompson đã làm phong phú cách nhìn của chúng ta về ngôn ngữ, mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về một trong những cách tiếp cận hiệu quả nhất đối với việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt.This article examines the contributions of the American descriptive linguistic school in the mid-20th century to the study of Vietnamese. Two most important monographs on Vietnamese grammar by two foremost American descriptivist/structuralist grammarians were taken for examination: Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar by Murray B. Emeneau and A Vietnamese Reference Grammar by Laurence C. Thompson. It is clear that among the foreign scholars who have studied Vietnamese, Emeneau and Thompson have made the most substantial contributions to the study of Vietnamese grammar. They both have made a major point in seeking to analyse Vietnamese on the basis of Vietnamese alone, trying to avoid as much as possible any distortion from Indo-European grammatical concepts
and thus have produced good and reliable results. Their descriptive works on Vietnamese are detailed and systematic, meeting most of the criteria of a standard grammar: meticulousness, comprehensiveness, lucidity, rigor, and elegance. Together with the studies of Vietnamese grammar by grammarians of other linguistic traditions, either indigenous or foreign, their works have enriched our ways of looking at language, broadening our understanding of one of the most fruitful approaches to the study of Vietnamese grammar.