Throughout the UK’s integration into the EU (1973-2016), referendums were considered and used as an effective political tool for the Government to negotiate with the common people on important issues. During the period of 43 years, the Government called for their practices 12 times with an uneven frequency between the UK’s leaders, namely the UK’s Prime Ministers. One important notice is that among the 12 referendums, only two have direct links to the relationship between the UK and the EU. This article looks into the use of referendums in the UK in general and the two that are directly related to the EU in particular in the period of 1973-2016. Its conclusion and findings are expected to help outline the usage of this political tool in the contemporary and futuristic climax of the country.Trong thời kỳ nước Anh hội nhập vào EU (1973-2016), các cuộc trưng cầu dân ý của nước này đã được sử dụng và được xem là công cụ chính trị hữu ích giúp Chính phủ đàm phán với người dân trong các vấn đề quan trọng. Suốt giai đoạn 43 năm hội nhập vào tổ chức khu vực lớn này, Chính phủ Anh đã thực hiện trưng cầu dân ý 12 lần, với tần suất không đều nếu so sánh theo các đời lãnh đạo Chính phủ (tức Thủ tướng). Một điểm nổi bật quan trọng nữa là trong số 12 cuộc trưng cầu dân ý kể trên, chỉ có hai cuộc trưng cầu liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa Anh và EU. Bài báo này nghiên cứu 12 cuộc trưng cầu dân ý đã được thực hiện trong lãnh thổ nước Anh nói chung và hai cuộc trưng cầu dân ý liên quan trực tiếp đến EU nói riêng thuộc giai đoạn 1973-2016. Kết luận và kết quả của nghiên cứu được xem là có thể giúp vạch ra lộ trình sử dụng loại hình công cụ chính trị này ở nước Anh trong bối cảnh chính trị hiện tại và trong tương lai.