Mục tiêu: Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, tiến hành trên 125 người bệnh được chẩn đoán xác định tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2018. Kết quả: Tám lĩnh vực chất lượng cuộc sống phần lớn có điểm số thấp, có 5/8 lĩnh vực có điểm số trung bình dưới 50 điểm, chỉ có 3 lĩnh vực có điểm số trung bình trên 50 điểm gồm cảm nhận đau (57 ± 17,78 điểm), trạng thái tâm lý (51,49 ± 10,1 điểm) và chức năng xã hội (55,92 ± 14,65 điểm). Kết luận: Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp có thang điểm trung bình thấp, 47,65 ± 13,95 điểm. Có mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, hoàn cảnh sống và chất lượng cuộc sống của người tăng huyết áp.Có mối liên quan giữa yếu tố trầm cảm và hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp: mức độ trầm cảm càng thấp hoặc hỗ trợ xã hội càng cao thì chất lượng cuộc sống càng cao.Objective: To describe the actual quality of life and some factors related to the quality of life of patients with outpatient hypertension at the Nam Dinh General Hospital. Method: Using cross-sectional descriptive method, conducted on 125 patients diagnosed with outpatient hypertension at Nam Dinh General Hospital from 1 to month 4 in 2018. Results: Eight areas of quality of life mostly have low scores, 5/8 areas have average scores below 50 points, only 3 areas have average scores above 50 points including pain perception (57 ± 17,78 points), psychological state (51,49 ± 10,1 points) and social function (55,92 ± 14,65 points). Conclusion: The quality of life of patients with hypertension has a low average score of 47,65 ± 13,95 points. There is a correlation between age, education, occupation, duration of illness, living conditions and quality of life of people with hypertension. There is a relationship between depression and social support and the quality of life of people with hypertension: the lower the level of depression or the higher the social support, the higher the quality of life.