Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân nội trú (>
48 giờ) ở 6 khoa lâm sàng trong khoảng thời gian từ tháng 02 đến 7/2018. Bộ câu hỏi tự phát triển và được chỉnh sửa dựa trên mục tiêu của nhóm nghiên cứu. Thông tin được thu thập gián tiếp thông qua hồ sơ bệnh án, số liệu giám sát từ khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và báo cáo từ khoa Vi sinh ở thời điểm các đợt khảo sát hàng tháng. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện được xác định bằng mô hình hồi quy poisson đa biến. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc phải nhiễm khuẩn bệnh viện là 2,02%. Mô hình hồi quy poisson đa biến xác định các yếu tố liên quan đến tăng tỷ lệ mắc phải NKBV chung: thực hiện 1 trong các chỉ định xâm lấn (mở khí quản, thở máy, đặt thông tiểu) và điều trị tại 1 trong các khoa lâm sàng (ngoại trừ khoa Y Dược cổ truyền và Ngoại – Chỉnh hình). Kết luận: Dữ liệu từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết trong việc giám sát tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành vô khuẩn cơ bản và đánh giá chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế tại bệnh viện. Đồng thời, dữ liệu thu thập giúp bệnh viện đưa ra các quyết định và biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp, hiệu quả.Objective: To determining the rate of healthcare associated infection and related factors at Ho Chi Minh City Hospital for Rehabilitation – Professional Diseases in 2018. Method: An institution based cross-sectional study was conducted on all inpatient (>
48 hours) in clinical departments between February and July 2018. The questionnaire was developed and revised based on the objectives of the study. Information collected indirectly through: Medical Records, Monitoring data from Department of infection control and Report from the Deparment of Microbiology at the time of monthly surveys. Factors affecting the rate of healthcare associated infection are determined by the multivariate regression model. Results: The results showed that the rate of healthcare associated infection is 2,02%. The multivariate poisson regression model determined related factors with an increase in the rate of healthcare associated infection: perform one of the invasive indications (tracheostomy, mechanical ventilation, urinary catheterization) and treatment at one of the clinical departments (except Orthopedic – Surgery Department and Traditional Medicine and Pharmacy Department). Conclusion: Data from the results of our research emphasize the need for strict compliance of basic aseptic practice procedures and assess the quality of health care services. At the same time, the collected data help the hospital come up with appreciate infection control measures