Thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng vận động cho người chăm sóc chính người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y dược cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả:

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2020

Mô tả vật lý: tr.288

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 322317

 Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng vận động của người chăm sóc chính người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ sau can thiệp giáo dục sức khỏe năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục một nhóm có so sánh trước sau cho 50 người chăm sóc chính người bệnh đột quỵ tại Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020 về kiến thức phục hồi chức năng vận độngcho người bệnh đột quỵ. Kết quả: Sau can thiệp giáo dục, kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ của người chăm sóc chính có cải thiện rõ rệt, cụ thể: Điểm trung bình kiến thức của người chăm sóc chính tại các thời điểm ngay sau can thiệp (T2) và trước khi ra viện (T3) lần lượt tăng lên đạt 7,48 ± 2,43 điểm và 9,18 ± 2,83 so với 5,88 ± 2,41 điểm ở thời điểm trước can thiệp (p <
  0,001). Tỷ lệ người chăm sóc chính có kiến thức ở mức độ đạt tăng lên đạt 64% tại thời điểm T2 và 76% tại thời điểm T3 so với 38% ở thời điểm trước can thiệp. Kết luận: Kiến thức về phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ của người chăm sóc chính trong nghiên cứu còn nhiều hạn chế trước trước can thiệp và đã được cải thiện rõ rệt sau can thiệp giáo dục.Objective: To evaluate changes in the knowledge of motor functional rehabilitation of family caregivers of patients with stroke at Phu Tho Provincial Traditional Medicine and Functional Rehabilitation Hospital after a health educational intervention. Method: The one group pre-test and post-test educational intervention was conducted with a convenient sample of 50 family caregivers who were responsible for taking care of stroke patients from January to May 2020 on the knowledge of motor rehabilitation for stroke patients. Results: After the intervention, the caregiver’s knowledge of rehabilitation for stroke patients was significantly improved. The mean scores of knowledge right after the intervention (T2) and before the discharge day of patients (T3) increased up to 7.48 ± 2.43 points and 9.18 ± 2.83 points compared to 5.88 ± 2.41 points at the time before the intervention (p <
  0.001). The percentage of caregivers with the good level of knowledge increased up to 64% at T2 and 76% at T3 in comparision with 38% at the time before the intervention. Conclusion: The knowledge of rehabilitation for stroke patients of the caregivers within this study was limited, then had been improved significantly after the educational intervention.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH