Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2020

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả:

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2020

Mô tả vật lý: tr.288

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 322400

 Mục tiêu: Mô tả thực trạng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là 199 nữ sinh viên điều dưỡng chính quy năm thứ nhất và năm thứ hai đang học tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
  thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Tổng điểm căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất và năm thứ 2 trường Đại học Y Dược Thái Bình là 24,1 ± 5,8. Tỷ lệ sinh viên có căng thẳng cảm xúc mức độ cao là 20,6%. Tỷ lệ sinh viên chịu áp lực học tập mức độ cao là 29,1%. Tỷ lệ sinh viên có mức hỗ trợ xã hội chưa tốt chiếm 44,2%. Sinh viên học lớp tiếng Nhật có nguy cơ căng thẳng cảm xúc ở mức độ cao cao hơn so với nhóm sinh viên học lớp tiếng Anh, p <
  0,05. Sinh viên có học lực trung bình khá trở xuống có nguy cơ căng thẳng cảm xúc mức độ cao cao hơn so với sinh viên có học lực khá trở lên với p <
  0,05. Nhóm sinh viên có áp lực học tập ở mức cao có nguy cơ căng thẳng cảm xúc mức độ cao cao hơn nhóm có áp lực học tập mức độ trung bình và thấp với p <
 0,05. Nguy cơ căng thẳng cảm xúc mức độ cao của nhóm sinh viên được hỗ trợ xã hội chưa tốt cao hơn so với nhóm sinh viên nhận sự hỗ trợ xã hội tốt với p <
  0,05. Kết luận: Tỷ lệ sinh viên có căng thẳng cảm xúc mức độ cao là 20,6%. Tỷ lệ sinh viên chịu áp lực học tập mức độ cao là 29,1% do đó bản thân sinh viên, nhà trường, gia đình, xã hội cần phối hợp để cải thiện tình trạng căng thẳng cảm xúc cho sinh viên.Objective: To describe the current situation and find out some factors related to emotional stress of female regular nursing students at Thai Binh University of Medicine and Pharmacy in 2020. Method: Subjects are 199 female students in the first and second years of regular nursing studying at Thai Binh University of Medicine and Pharmacy
  study design cross-section description. Results: The total emotional stress score of the first and second year nursing students at Thai Binh University of Medicine and Pharmacy was 24.1 ± 5.8. The proportion of students with high emotional stress was 20.6%. The proportion of students with high learning pressure is 29.1%. The proportion of students with poor social support is 44.2%. Japanese language class students have a higher risk of emotional stress than those studying English classes, p <
 0.05. Students with average or less academic performance have a higher risk of emotional stress than students with better academic performance with p <
 0.05. The group of students with high learning pressure had a higher risk of emotional stress than the group with medium and low pressure with p <
 0.05. The risk of high-level emotional stress of students with poor social support was higher than the group of students receiving good social support with p <
 0.05. Conclusion: The proportion of students with high emotional stress was 20.6%. The proportion of students under high academic pressure is 29.1%, so students, schools, families and society need to work together to improve students’ emotional stress.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH