Đánh giá biến động đường bờ biển Thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng bằng phương pháp ảnh viễn thám

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Duy Đinh, Thị Cẩm Hồng Huỳnh, Minh Hậu Lê, Tuyết Loan Trần, Văn Tỷ Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 2022

Mô tả vật lý: tr.98-108

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 323360

Diễn biến đường bờ biển là nguồn dữ liệu quan trọng để đánh giá mức độ xói lở và bồi tụ của bãi biển. Trong các phương pháp khảo sát diễn biến đường bờ biển, phân tích ảnh viễn thám là một phương pháp giúp thu thập số liệu vị trí đường bờ biển một cách nhanh chóng và hầu như miễn phí. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích ảnh viễn thám để đánh giá biến động đường bờ biển thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006–2020 để tìm ra vận tốc xói lở, bồi tụ đường bờ tại các mặt cắt dọc theo đường bờ biển cũng như tính toán thay đổi thể tích bãi biển (DV). Kết quả phân tích cho thấy một phần đường bờ biển khu vực thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng (từ cống số 2 đến cống số 3) bị xói lở nghiêm trọng trong giai đoạn 2006–2020 với bề rộng rừng ngập mặn suy giảm khoảng 70–140 m giai đoạn 2006–2014 và 10–50 m giai đoạn 2014–2020. Vận tốc xói lở đường bờ biển lớn nhất bằng 11,68 m/năm và vận tốc suy giảm thể tích bãi biển tại các mặt cắt dọc theo đường bờ biển khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 3.000–7.000 m3/năm. Các kết quả của nghiên cứu có thể làm cơ sở để các cấp quản lý có giải pháp bảo vệ và phục hồi bãi biển một cách hợp lý.Shoreline position data plays an important role in assessing the erosion and accretion of beaches. Among the methods for monitoring beach changes, satellite images analysis appears to be a fast and almost free tool. Hence, this study utilizes the satellite image analysis to assess the temporal variation of shoreline positions in Vinh Chau District, Soc Trang Province from 2006 to 2020. Subsequently, the shoreline change rate (a) and beach volume change (V) are quantified based on the shoreline positions at each cross– section along the beach. The results show that the beach section from culvert No.2 to culvert No.3 has been eroded seriously from 2006 to 2020. Specifically, the width of the mangrove forest decreased at the range 70–140 m during the period from 2006 to 2014 and at the range 10–50 m from 2014 to 2020. The maximum shoreline change rate reached 11.68 m/y andthe beach volume change varied from 3,000 to 7,000 m3/y. The research provides results that could help policy makers to apply approriate solution for coastal erosion mitigation and beach restoration.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH