Việt Nam là một trong số các quốc gia đạt được thành tựu xóa mù chữ đáng ghi nhận tại Châu Á. Từ 10% dân số biết chữ (năm 1945), đến nay đã đạt con số 94% số người biết chữ đối với cả nước và 83% đối với các nhóm dân tộc thiếu số (CEMA, 2017). Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá lại quá trình xóa mù chữ cho các dân tộc thiểu số tại Việt Nam từ năm 2010 đến nay, đồng thời chỉ ra những khó khăn cần vượt qua trong công cuộc xóa mù chữ hiện nay. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được tổng hợp từ các bài viết đăng trên các tạp chí, sách của học giả nước ngoài, Báo cáo số liệu hàng năm của các cơ quan Chính phủ, các viện nghiên cứu, các học giả tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, có những khoảng cách đáng kể giữa tỷ lệ xóa mù chữ cho nhóm dân tộc thiểu số và đa số. Đồng thời cũng khuyến nghị để hoàn thành các mục tiêu xóa mù chữ của Việt Nam đến năm 2030 thì cần thiết phải có những chính sách mới, quyết liệt và bứt phá trong công tác xóa mù chữ hiện nay.Vietnam is one of the countries with remarkable achievements in literacy in Asia. From 10% of the population being literate (1945), up to now, 94% of the population is literate for the whole country and 83% for ethnic minority groups (CEMA, 2017). This study was conducted to re-evaluate the illiteracy eradication process for ethnic minorities in Vietnam from 2010 to the present, and to point out the difficulties that need to be overcome in the current literacy work. The data used in the research is compiled from articles published in journals and books of foreign scholars, annual data reports of Government agencies, research institutes, and scholars in Vietnam. The results of the study show that there are significant gaps between literacy rates for ethnic minorities and the majority. At the same time, it is also recommended that in order to fulfill Vietnam's literacy goals by 2030, it is necessary to have new, drastic and breakthrough policies in the current literacy work.