Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của các yếu tố tới việc chia sẻ kiến thức nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân ở huyện Hòa An. Dữ liệu được thu thập qua phỏng vấn 180 hộ nông dân đại diện cho các hộ đang thực hiện canh tác thông thường ở các xã và ứng dụng mô hình SEM. Kết quả phân tích cho thấy rằng yếu tố hành vi, chuẩn mực xã hội và kiểm soát hành vi có tác động tích cực tới ý định chia sẻ kiến thức về thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân. Theo đó, việc tăng khả năng tương tác, chia sẻ kiến thức với nhau sẽ giúp người nông dân nâng cao khả năng ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác nông nghiệp. Để thúc đẩy nông dân chia sẻ kiến thức về ứng phó với biến đổi khí hậu trong canh tác nông nghiệp, chính quyền địa phương có thể xem xét tới việc tạo lập các nhóm online để đẩy mạnh việc chia sẻ kiến thức giữa các nông dân. Trong nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh vào kiến thức tiềm ẩn, thứ mà được nông dân tích lũy qua quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hành các giải pháp trên thực tế.This study aims to evaluate the factors affecting the knowledge sharing to adapt to climate change of farmers in Hoa An district. Data were collected through interviewing 180 farmer households representing the households doing conventional farming in communes and applying the SEM model. The analysis results show that attitude, social norms and behavioural control had a positive effect on the farmers’ intention to share knowledge on climate change adaptation. Increasing interoperability and knowledge sharing among farmers will help farmers improve their ability to cope with the consequences of climate change in agricultural farming, connect communities and promote the effectiveness of agriculture projects. In order to encourage farmers to share knowledge on climate change adaptation in agricultural farming, agricultural extension officers and local authorities may consider creating online groups. In this study, the author emphasizes the hidden knowledge, which has been accumulated by farmers through the process of responding to climate change, and practising the solutions in practice.