Trong bối cảnh nhu cầu phát triển về mặt lý luận và kinh nghiệm để nâng cao năng lực tiếng Anh cho mọi bậc học ở Việt Nam trở nên vô cùng cần thiết, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hoạt động dạy tiếng Anh theo cách tiếp cận học qua chơi tại một cơ sở giáo dục mầm non. Các dữ liệu thu được trong một năm học cho thấy việc áp dụng cách tiếp cận này giúp trẻ cải thiện và duy trì động lực học tập, mức độ ghi nhớ từ vựng được duy trì ổn định và năng lực giao tiếp có chuyển biến tích cực
bên cạnh đó, dữ liệu cũng cho thấy trẻ hoàn toàn có khả năng tham gia hiệu quả vào quá trình tự học có hướng dẫn. Những kết quả ban đầu khả quan này tạo niềm tin về một hướng tiếp cận dạy học phù hợp với tâm sinh lý trẻ nhỏ, cũng như tạo đà tốt để các cơ sở giáo dục mầm non có thể áp dụng triển khai hoạt động dạy học theo gợi ý, tiếp tục sáng tạo và thử nghiệm hoạt động dạy học theo các nguyên tắc được đề xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ sở.While it was becoming more and more imperative to develop applicable theories and gather experience in improving learners’ English proficiency at all levels of education, we piloted the ‘learning by playing’ approach in teaching English to pre-schoolers at a kindergarten. Evaluation results over the course of a school year show that this approach helps pre-schoolers improve and maintain their learning motivation, keep their words-memorizing-ability at a sustainable level and improve their communication ability. Besides, the results point out that pre-schoolers are able to participate effectively in guided self-study. These positive initial results promote the belief in a teaching approach that suits children’s psycho-biological characteristics, as well as encourage early childhood educational institutions to apply suggested teaching activities, create and experiment new activities following suggested principles that are suitable to their given conditions.