Thay đổi thực hành về phòng tái phát sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hằng Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2022

Mô tả vật lý: tr.128

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 333402

 Mục tiêu: Mô tả thực trạng và đánh giá sự thay đổi thực hành về phòng tái phát bệnh của người bệnh sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục trên một nhóm có đánh giá trước và sau được tiến hành trên 60 người bệnh sỏi tiết niệu điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ 02/2020 đến 5/2020. Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn dựa trên nghiên cứu của Derek Bos năm 2014. Kết quả: Điểm trung bình thực hành trong đánh giá trước can thiệp (T1) là 5,11± 1,57
  trước khi người bệnh ra viện 1 ngày (T2) là 7,88 ± 1,29 và 1 tháng sau can thiệp (T3) là 7,33 ± 1,24 trên tổng 12 điểm của thang đo. Tăng điểm thực hành ở những lần đánh giá sau can thiệp so với điểm thực hành trước can thiệp có ý nghĩa thông kê với các giá trị p <
  0,01. Trước can thiệp, 43,3% người bệnh có thực hành đạt và tăng lên thành 86,7% và 73,3% trong 2 lần đánh giá sau can thiệp. Kết luận: Thực hành về phòng tái phát sỏi tiết niệu của 60 người bệnh tham gia nghiên cứu còn hạn chế trước can thiệp và đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của việc tư vấn, giáo dục sức khỏe trong dự phòng tái phát sỏi tiết niệu cho người bệnhObjective: To describe and to determine changes in the patients’ practice about prevention of urinary stone recurrent at Nam Dinh General Hospital in 2020. Method: An educational intervention study was performed among 60 patients with urinary stones from February 2020 to May 2020 in Nam Dinh General Hospital. The self-administrated questionnaire based on the Derek Bos2014 study was used to evaluate of patients’ knowledge before and after the education session. Results: The mean scores of patients’ practice before the intervention, the day before discharge and one month later were 5,11 ± 1,57 points, 7,88 ± 1,29 points and 7,33 ± 1,24 points, respectively. The changes in knowledge overtime were statistically significant with p ≤ 0,01. The percentages of patients who had the good level of practice before the intervention, the day before discharge and one month later were 43,3%, 86,7% and 73,3% respectively. Conclusion: The practice of 60 patients about prevention of recurrent urinary stones within the study was limited before the educational intervention then improved significantly after the intervention. The study shows the importance and nescessary of patient health education
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH