CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNNVV ĐỐI PHÓ VỚI DỊCH COVID-19 CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI - HÀM Ý CHO VIỆT NAM

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quang Hùng Bùi, Đông Phong Nguyễn, Phan Trúc Phương Nguyễn, Duy Lương Võ, Xuân Vinh Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Kinh tế, 2022

Mô tả vật lý: tr.1

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 333626

 Đại dịch COVID - 19 đã gây ra sự suy thoái kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng âm 3,5% trong năm 2020. Trên phương diện kinh tế vi mô, các chủ thể kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) bởi vì năng lực tài chính yếu, chuỗi cung ứng yếu, hàng tồn kho nhỏ không thể duy trì hoạt động kinh doanh bình thường trong thời gian giãn cách xã hội. Với việc DNNVV chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động ở hầu hết các nước, hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những mục tiêu quan trọng để tái thiết nền kinh tế hiện nay. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính, lược khảo các tài liệu trong nước và quốc tế nhằm tìm ra những chính sách phù hợp nhất để hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất bảy nhóm chính sách hỗ trợ, bao gồm (1) Tăng khả năng thanh khoản và tính cấu trúc
  (2) Miễn, giảm thuế
  (3) Giảm mức đóng bảo hiểm xã hội
  (4) Ban hành gói cho vay lãi suất thấp
  (5) Thúc đẩy dòng vốn tín dụng thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng
  (6) Tăng cường gắn kết mối quan hệ giữa FDI và DNNVV
  và (7) Nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ.The COVID-19 pandemic has caused a global economic downturn with a negative growth rate of 3.5% in 2020. SMEs are most affected because of weak financial capacity, weak supply chain, and small inventory cannot maintain normal business during the time of social distancing. With SMEs accounting for the largest share of all businesses operating in most countries, more than 90% of all businesses in the economies of developing countries, policies to support SMEs are of crucial matter. This study uses qualitative methods, reviews domestic and international studies to discover the most suitable policies to support SMEs in Vietnam. The study proposes seven groups of supportive policies, including (1) Increasing liquidity and structure
  (2) Tax exemption and reduction
  (3) Reducing social insurance premiums
  (4) Issuing a low-interest loan package
  (5) Promote credit capital flow through the Credit Guarantee Fund
  (6) Strengthening the linkage between FDI and SMEs
  and (7) Improve the effectiveness of the implementation of support policies.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH