Nghiên cứu kiểm định sự ảnh hưởng của truyền miệng điện tử (E-WOM) đối với ý định mua hàng thông qua thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, và yếu tố rủi ro cảm nhận của người mua hàng tại TP. Hồ Chí Minh. Công trình khoa học sử dụng lý thuyết kép, được kết hợp từ mô hình chấp nhận thông tin (IAM) và mô hình hành vi có kế hoạch (TPB). PLS-SEM - mô hình cấu trúc bình phương bé nhất từng phần được áp dụng với 300 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết đều được chấp nhận và phù hợp với thực tế. Nghiên cứu một lần nữa củng cố mô hình IAM về sự tác động tích cực của yếu tố trung tâm (yếu tố chất lượng) và yếu tố ngoại biên (sự tin cậy ) đối với sự chấp nhận thông tin truyền miệng điện tử. Mô hinh hành vi có kế hoạch thực sự phù hợp trong nghiên cứu về E-WOM và ý định mua hàng của người tiêu dùng. Cụ thể, chấp nhận thông tin truyền miệng điện tử có ảnh hưởng đến ý định mua hàng thông qua chuẩn mực chủ quan, thái độ đối với hành vi, nhận thức kiểm soát đối với hành vi, cũng như yếu tố rủi ro cảm nhận được bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu. Từ đó, nghiên cứu thảo luận các hàm ý lý thuyết quản trị cho các tổ chức có sử dụng nền tảng thương mại điện tử tại Tp. Hồ Chí Minh.The study examines the impact of electronic word of mouth (E-WOM) on purchase intention through attitudes towards behavior, subjective norms, perceived behavioral control, and perceived risk factors in Ho Chi Minh city. The study uses a dual model, which is a combination of the Information Adoption Model (IAM) and the Theory of Planned Behavior (TPB). Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) was applied with 300 observed samples. Research results show that the hypotheses are accepted and are consistent with reality. The study once again reinforces the IAM model on the positive influence of quality factors (central factors) and reliability (peripheral factors) on the acceptance of the electronic word of mouth information. The theory of planned behavior is really relevant in the study of electronic word of mouth and consumer behavioral intentions. Specifically, the acceptance of the electronic word of mouth information has an impact on purchase intention through attitudes towards behavior, subjective norms, perceived behavioral control, as well as perceived risk factors. The perceived risk is receiving additional supplements to suit the research context. From there, the study discusses the theoretical implications and proposes the managerial implications for businesses using e-commerce platforms in Ho Chi Minh city.