Giai đoạn 2011- 2013 được cho là giai đoạn hết sức khó khăn của ngành Xi măng Việt Nam khi các doanh nghiệp (DN) phải chịu ảnh hưởng kép từ suy thoái kinh tế và khủng hoảng thừa xi măng trong nước (cuối năm 2013, nguồn cung đã vượt cầu 10 triệu tấn). Cùng với đó là sự tăng giá các loại nguyên vật liệu đầu vào như điện (tăng 5%), than (tăng 37- 41%), tỷ giá hối đoái (tăng 2- 3%)
thị trường đầu ra chưa được khơi thông, thị trường vốn vẫn bị tắc nghẽn, lãi suất vay vốn dù đã giảm song vẫn còn ở mức cao và khó trong việc tiếp cận... đã làm lợi nhuận của các DN xi măng sụt giảm mạnh. Kết quả cuộc điều tra khảo sát 163 DN Nhà nước về cơ cấu vốn và khả năng thanh toán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chỉ ra khá rõ thách thức về vốn và xu hướng sử dụng nhiều nợ trở nên phổ biến ở các DN. DN sử dụng vốn vay một mặt bù đắp sự thiếu hụt vốn, mặt khác nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập một cổ phần. Trong điều kiện như vậy, việc sử dụng nợ vay như một đòn bẩy tài chính có đem lại hiệu quả như mong đợi cho các DN ngành xi măng? Và đâu là giải pháp cho các DN để xử lý bài toán vốn cho DN mìnhVietnam cement sector has been struggling through a double recession and oversupply of cement in the country during the 2011-2013 period. Thanked to the sharp increase in input prices, slow output, and out-of-reached capital market, listed cement companies saw a deep decline in their yearly profit. According to a survey by the State Securities Commission, these firms are facing clear challenges and showing strong tendency to use more debts. This paper finds that most firms are using loan to offset the shortage of capital, to increase the margin equity (ROE), or earnings per share. It also stresses the urgent need of capital and financial risks, as well as low capital efficiency of cement producers. The paper also suggested some measures to increase efficiency of these companies’ financial leverage.