NGUỒN LỢI CÁC LOÀI CÁ CHÌNH THUỘC GIỐNG (ANGUILLA) Ở CÁC THỦY VỰC NỘI ĐỊA TỈNH PHÚ YÊN

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Ty Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2023

Mô tả vật lý: tr.70-77

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 334296

 In the inland waters of Phu Yen, three species of eels of the genus Anguilla have been identified, that are Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824
  Anguilla malgumora Kaup, 1856 and Anguilla bicolor McClelland, 1884. These are rare and precious species ranked VU in the Red Book of Vietnam (2007). The research results were carried out at 10 locations in aquatic of inland Phu Yen province from September 2020 to July 2021, the fishing gears were used for eel catching include: seine net, bag-net, fish-line, dipnet and tree branch bag. The highest fishing yield with CPUE of seine net is 0.25±0.01 – 1.2±0.4kg/ 1 fishing gear/day and bag-net is 0.2±0.05 – 0.9±0.2 kg/ 1 fishing gear/day, the lowest is dipnet and tree branch bag from 0.03±0.04 – 0.2±0.01 kg/1 fishing gear/day. The population of flower eels has the largest number and distributed throughout the water bodies accounting for over 95%, the ebony eels are distributed in the Ba river, Ky Lo river, Hao Son resevoir and Ban Thach river with a small number and The sharp eel is only found distributed in Ky Lo and Ba rivers, not distributed in the remaining water bodies, the number of these two species decreases. The catch yeild of 3 species of eel in the dry season is 4,235 tons and in the rainy season 9,801 tons, an average 14,03 tons/year.Ở các thủy vực nước nội địa Phú Yên đã xác định được 03 loài cá chình thuộc giống Anguilla, đó là Cá chình hoa Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824
  Cá chình nhọn Anguilla malgumora Kaup, 1856 và Cá chình mun Anguilla bicolor Mc Clelland, 1884. Đây là những loài quí hiếm xếp bậc VU sách Đỏ Việt Nam (2007). Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại 10 địa điểm ở các thủy vực nội địa tỉnh Phú Yên từ tháng 9/2020 đến 7/2021, các ngư cụ đánh bắt cá chình gồm lưới vây, đáy, câu giăng, vợt và bổi. Năng suất khai thác cao nhất với CPUE của lưới vây là 0,25±0,01–1,2±0,4kg/1 ngư cụ/ngày và đáy là 0,2±0,05 – 0,9±0,2 kg/ 1 ngư cụ/ngày, thấp nhất là vợt và bổi từ 0,03±0,04 – 0,2±0,01 kg/1 ngư cụ/ngày. Quần thể cá chình hoa có số lượng nhiều nhất và phân bố khắp ở các thủy vực chiếm tỷ lệ trên 95%, cá chình mun phân bố ở sông Ba, sông Kỳ Lộ, hồ Hảo Sơn và sông Bàn Thạch với số lượng ít và chình nhọn chỉ thấy phân bố ở sông Kỳ Lộ và sông Ba, không thấy phân bố ở các thủy vực còn lại, số lượng cá thể của hai loài này giảm sút. Sản lượng khai thác 3 loài cá chình trong mùa khô là 4,235 tấn và mùa mưa là 9,801 tấn, trung bình đạt 14,03 tấn/năm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH