Bên cạnh diện mạo của một thành phố trẻ, năng động ở ven biển miền Trung Việt Nam
thành phố Đà Nẵng còn được biết đến như một mảnh đất “đầu biển, cuối sông”, chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Với vị trí địa lý đặc biệt cùng sự lắng đọng các trầm tích văn hóa, Đà Nẵng đã ghi đậm dấu ấn của mình trong hành trình dựng nước và giữ nước của cha ông. Trước khi trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt, vùng đất Đà Nẵng ngày nay từng thuộc về vương quốc Chămpa. Thời gian qua đi, những dấu ấn văn hóa Chăm trên mảnh đất này đã có sự hòa quyện, giao thoa và tiếp biến cùng văn hóa Việt để trở thành nét đặc trưng trong văn hóa xứ Quảng nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Một trong những đặc trưng đó là sự tồn tại của các dòng họ người Việt gốc Chăm tại Đà Nẵng. Qua khảo sát trường hợp dòng họ Chế Văn tại phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
bài viết này sẽ góp phần làm rõ những giá trị văn hóa độc đáo của các dòng họ gốc Chăm tại thành phố này.Besides the appearance of a young, dynamic city on the central coast of Vietnam
Da Nang city also known as the land of “the beginning of the sea, the end of the river” witnessed many important events in the nation’s history. With a special geographical position and the deposition of cultural sediments, Da Nang has made its mark in the journey of building and defending the country. Before becoming a part of Dai Viet territory, present-day Da Nang once belonged to the Champa kingdom. Over time, the imprints of Cham culture on this land have merged, crossed and acclimatized with Vietnamese culture to become a feature in the culture of Quang in general and Da Nang in particular. One of those features is the existence of Vietnamese Cham families in Da Nang. By surveying the case of the Che Van family in Binh Hien ward, Hai Chau district, Da Nang city, the article will clarify the Cham families' unique cultural values in this city.