Dân ca luôn là hướng tiếp cận chủ đạo của các nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Vùng Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) đang tồn lưu nhiều thể loại nhạc hát, nhạc đàn phong phú. Tiêu biểu như: Thanh Hóa có Hò Sông Mã, diễn xướng hát múa Đông Anh, trò Xuân Phả, Nghệ Tĩnh có Ru, Hò, Ví, Dặm, từ Quảng Trị đến Huế nổi bật các thể Lý, Hò và âm nhạc cung đình. Tất cả tạo nên kho tàng âm nhạc dân gian Việt tràn đầy sức sống do cha ông ta sáng tạo nên. Công trình Tìm hiểu điệu thức dân ca người Việt Bắc Trung Bộ của nhà nghiên cứu âm nhạc Đào Việt Hưng trình bày những nét đặc trưng, đặc điểm cấu trúc giai điệu trong âm nhạc dân gian là sách chuyên khảo, nhiều chi tiết xác thực từ quá trình điền dã, thâm nhập thực tế của chính tác giả (trong bài báo này chúng tôi sử dụng cụm từ tác giả để chỉ rõ nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Đào Việt Hưng).Folk music is always the mainstream approach of Vietnamese music researchers. In the North Central region (from Thanh Hoa to Thua Thien Hue), there are many diverse genres of singing and instrumental music. Typically: Thanh Hoa has Ho Song Ma, singing and dancing Dong Anh, Xuan Pha games, Nghe Tinh with Ru, Hò, Ví, Dặm, from Quang Tri to Hue, prominent figures of Ly, Hò and royal music. All create a treasure trove of energetic Vietnamese folk music created by the previous generations. The study on Vietnamese North Central folk songs modalities by music researcher Dao Viet Hung presents features and melody structural features in folk music that are monographs, with many authentic details from the process of fieldwork and actual penetration of the author (in this article we use the phrase “author” to indicate the musician, music researcher Dao Viet Hung).