Hàng thế kỷ qua, đã có không ít công trình khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở các góc tiếp cận khác nhau, và đã đạt được những thành quả không nhỏ. Tuy vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa về văn hóa gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CM 4.0), vấn đề bảo tồn, quảng bá di sản văn hóa cần mở rộng phương pháp tiếp cận, trong đó đáng chú ý là tiếp cận liên ngành. Việc sử dụng công nghệ số là một giải pháp, đã được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng và thực hiện thành công. Hướng đi này không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm khoa học ứng dụng vào công tác quản lý thông minh, mà còn góp phần tạo bước đột phá trong bảo tồn, quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội. Câu hỏi đặt ra là: số hóa di sản văn hóa vật thể, trực tiếp là các pho tượng cổ, các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa thì thực hiện như thế nào? Những nội dung nào trong từng loại hình di sản vật thể cần xác định để số hóa
sản phẩm số hóa cụ thể như thế nào? Bài viết này sẽ nghiên cứu vấn đề liên quan, trong đó trực tiếp đề cập đến quy trình chung số hóa di sản vật thể.Over the past centuries, there have been many domestic and international scientific works researching the conservation and promotion of cultural heritages in different approaches, and these efforts have achieved significant results. However, in the context of cultural globalization associated with The Fourth Industrial Revolution (IR 4.0), the issue of preserving and promoting cultural heritage needs to have an expanded approach which is interdisciplinary. The use of digital technology is a solution that has been applied and implemented successfully by many countries around the world. This direction not only contributes to the creation of scientific products applied to smart management, but also contributes to creating a breakthrough in conservation and promotion of cultural heritage associated with community tourism development, social economic development. The question is: how to digitize the tangible cultural heritages, directly the ancient statues, and to perform cultural and historical buildings? What contents in each type of tangible heritage need to be identified for digitizing
Specific digital products like? This article will study related issues, which directly deal with the general process of digitizing tangible heritage.