Đồng bằng sông Cửu Long hiện có nhiều vùng sản xuất rau màu, tuy nhiên thói quen sử dụng nhiều phân bón để tăng năng suất của nông dân đã dẫn đến tình trạng dư thừa phân bón. Trong khi đó phần lớn lượng khí thải N2O trong nông nghiệp có nguồn gốc từ phân bón. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng than sinh học đối với sự phát thải khí N2O từ đất. Thí nghiệm được thực hiện trong chậu trồng cải xanh (Brassica juncea) để đánh giá ảnh hưởng của than sinh học tràm đến phát thải khí N2O trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí với bốn nghiệm thức tương ứng với bốn mức than sinh học tràm được trộn vào đất (0, 2, 10 và 20 tấn/ ha). Phân đạm (ure) được bón cho tất cả các nghiệm thức với tỷ lệ 70 kg/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy than sinh học có thể làm giảm đáng kể 60% lượng khí thải N2O. Hơn nữa, cải xanh được bổ sung than sinh học tạo ra nhiều sinh khối hơn so với cải chỉ được bón bằng phân vô cơ, chứng tỏ rằng hiệu quả của than sinh học hỗ trợ sự phát triển của cây trồng một cách đáng kể.The Mekong Delta currently has many vegetable production areas, but the habit of using a lot of fertilizers to increase the productivity of farmers has led to an excess of fertilizer. While the majority of N2O emissions in agriculture are derived from fertilizers. This study aims to evaluate the effect of biochar application on soil nitrous oxide emissions. A pot experiment with broccoli (Brassica juncea) was set up to evaluate the effect of melaleuca biochar on N2O flux under net house conditions. The current study was conducted four treatments with four levels of ground melaleuca biochar that were mixed in soil (0, 2, 10, and 20 tons. ha-1). N was applied to all treatments in the form of urea at a rate of 70 kg ha-1. The result shows that biochar significantly reduced N2O emissions by 60% when compared to the urea treatment. Furthermore, broccolis supplemented with biochar produced more biomass than broccolis fertilized solely with inorganic fertilizers, demonstrating that biochar's effectiveness significantly aids plant growth.