From the second half of the 19th century, several indigenous newspapers were published in Vietnam and experienced rapid development in the early 20th century, particularly in Cochinchina. Although the French government aimed to use colonial press freedom to promote colonial policies and Western education, and to train a class of civil servants and employees to support the political and colonial economy, the progressive classes in Cochinchina took advantage of press freedom to fight back. This article explores the activities of some typical progressive and patriotic landowners in Cochinchina on the press front during this period. By exploiting original documents on Vietnamese journalism in the early 20th century, studying the contributions of landowner-intellectuals in the field of journalism, and synthesizing, analyzing, and comparing them, this study confirms the positive impact of patriotic landowners from the South. It provides a more objective view of the landlord class, particularly the contributions of patriotic and progressive landowners in Cochinchina to the Vietnamese nationalist movement in general and the press front in particular.Từ nửa sau thế kỷ XIX, một số tờ báo bản xứ đã được xuất bản ở Việt Nam và phát triển nhanh chóng vào đầu thế kỷ XX, chủ yếu ở Nam Kỳ. Mặc dù mục đích của chính quyền Pháp trong tự do báo chí thuộc địa là để tuyên truyền cho chính sách thực dân, hướng tới một nền giáo dục Tây phương, đào tạo một lớp công chức, nhân viên cần thiết cho guồng máy chính trị và kinh tế thực dân nhưng các tầng lớp tiến bộ ở Nam kỳ đã tận dụng tự do báo chí để đấu tranh. Bài viết tìm hiểu hoạt động của một số địa chủ yêu nước, tiến bộ tiêu biểu ở Nam Kỳ trên mặt trận báo chí giai đoạn này. Khai thác các nguồn tài liệu gốc về báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX, nghiên cứu các nhân vật địa chủ - trí thức có những đóng góp trong lĩnh vực báo chí và tổng hợp, phân tích, đối chiếu để khẳng định những đóng góp tích cực của địa chủ yêu nước Nam kỳ. Bài nghiên cứu này cung cấp một góc nhìn khách quan hơn về giai cấp địa chủ, nhất là những đóng góp của bộ phận địa chủ yêu nước, tiến bộ ở Nam Kỳ trong phong trào dân tộc Việt Nam nói chung và trên mặt trận báo chí nói riêng.