Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định khả năng ức chế vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) trên đĩa petri và ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt lúa bằng dịch trích từ cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.). Phương pháp kháng sinh đồ được xác định bằng khuếch tán dịch trích vào môi trường Wakimoto chứa vi khuẩn Xoo với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, khả năng kháng khuẩn của các nghiệm thức không có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (nước vô trùng) với vùng ức chế từ 0 – 0,75 mm sau 96 giờ sau khi cấy. Do đó, dịch trích từ A. conyzoides L. ở các nồng độ khác nhau không có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp đối với Xoo. Thử nghiệm ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt lúa bằng dịch trích từ A. conyzoides L. cho thấy nghiệm thức dịch trích có chiều dài diệp tiêu tương đương nghiệm thức đối chứng (nước vô trùng) ở các thời điểm 48, 72 và 96 giờ sau xử lý. Về độ dài của rễ, tất cả các nghiệm thức dịch trích cũng giống như nghiệm thức đối chứng ở thời điểm 72 và 96 giờ sau xử lý. Vì vậy, có thể kết luận rằng, việc ngâm dịch trích A. conyzoides L. ở các nồng độ khác nhau không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt lúa. Ngoài ra, nồng độ cỏ cứt heo 2% với biện pháp ngâm hạt hay phun kết hợp giai đoạn 25 ngày sau khi gieo và 35 ngày sau khi gieo thể hiện giảm chiều dài vết bệnh ở thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh.The aim of the study was to determine the ability to inhibit Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) in a petri dish and affects the germination of rice seeds by extract of Ageratum conyzoides L.. The antibacterial assay was determined by well diffusion method on Wakimoto media with 5 replications. The results showed that the antibacterial ability of the treatments was not different compared to the control (steriled water) with an inhibitory zone from 0 to 0.75 mm after 96 hours after inoculation. Therefore, different concentrations of plant extraction from A. conyzoides L. were considered to have no direct antibacterial effect against Xoo. Evaluated rice seed germinate ability by extraction of A. conyzoides L. showed that the extract treatment had the same length of chlorophyll as the control treatment (steriled water) at 48, 72 and 96 hours after inoculation. Regarding the length of roots, all treatments were the same as the control treatments at 72 and 96 hours after inoculation. Therefore, it can be concluded that soaking A. conyzoides L. extract at different concentrations was not affect the germination of rice seeds. Furthermore, 2% concentration of A. conyzoides extraction applied the soaking seed or combination between 25 DAS AND 35 DAS gave lesion length reduction at 7 days after inoculation.