Nghiên cứu nhằm phân tích mối tương quan giữa điểm số PPI trong tiên lượng bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên. Từ tháng 3/2022 đến tháng 3/2023, chúng tôi tiến hành mô tả cắt ngang 46 bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn được chăm sóc giảm nhẹ. Công cụ sử dụng là chỉ số tiên lượng giảm nhẹ PPI với 5 nội dung chính (mức độ tình trạng giảm nhẹ, lượng thức ăn và đồ uống, phù, khó thở khi nghỉ ngơi và hôn mê). Kết quả cho thấy, điểm số PPI trung bình là 4,43 ± 2,45 (khoảng từ 0 - 11), phân tích liên quan không có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân có điểm số PPI ≥ 4 và <
4 về nhóm tuổi, giới tính và vị trí ung thư. Tuy nhiên khác biệt rõ rệt ở nhóm bệnh nhân được sử dụng thuốc giảm đau bậc 3, có di căn xa, có bệnh kèm theo và tình trạng suy giảm dinh dưỡng. Như vậy, thang điểm PPI có mối liên quan với tình trạng bệnh nặng ở bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn.This study aims to analyze the correlation of PPI score in prognosis of advanced cancer patients at Thai Nguyen Oncology Center. Using cross-sectional description method, 46 advanced cancer patients were received palliative care from March 2022 to March 2023. The tool used is the Palliative Prognostic Index-PPI with 5 variables (Palliative Performance Scale, Oral intake, Edema, resting dyspnea and Delirium). The results showed that the average PPI score was 4.43 ± 2.45 (range 0 - 11). The association analysis was not significant in the group of patients with PPI score ≥ 4 and <
4 in age group, gender and location of cancer. However, there were significant differences in the group of patients using 3rd-line analgesics, distant metastasis, comorbidities and nutritional deficiencies. Thus, the PPI score was associated with severe disease in advanced cancer patients.