Đặc điểm vi khuẩn gây tổn thương bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường năm 2019 – 2021 tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Hương Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Sức khỏe, 2023

Mô tả vật lý: tr.73

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 340196

 Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm vi khuẩn học gây tổn thương bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2019 – 2021 và nhận xét tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 81 bệnh nhân ĐTĐ có tổn thương bàn chân. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nam >
  nữ, tuổi trung bình 67,2±11,5 tuổi. Tỷ lệ mọc vi khuẩn là 71,6%: 42,0% Staphylococcus aureus, 13,0% Escherichia coli, 10,1% Klebsiella pneumoniae, 2,9% Pseudomonas aeruginosa. 62,3% vi khuẩn Gram dương và 37,7% Gram âm. Nhạy cảm kháng sinh: Staphylococcus aureus 100% kháng Penicillin, 100% nhạy với Vancomycin, 83,3% nhạy với Doxycyclin. Vi khuẩn Gram dương Staphylococcus agalactiae còn nhạy 100% Vancomycin, 80% Penicillin G, 80% Levofloxacin. Vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Enterobacter cloacae) nhạy cảm 90,9% với Piperacillin/Tazobactam, 96% với các kháng sinh trong nhóm Carbapenem, amikacin và kháng Ciprofloxacin 44,4%, Gentamicin 42,8%. Kết luận: Kháng sinh tác dụng lên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bàn chân ĐTĐ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2019 -2021 trong đó Vancomycin, Levofloxacin, Piperacillin/Tazobactam, Carbapenem, Amikacin còn tỷ lệ nhạy cảm cao với các vi khuẩn. Penicilin chỉ còn tác dụng với vi khuẩn Gram dương thông thường. Ciprofloxacin có tỷ lệ vi khuẩn Gram âm kháng đang tăng lên.Objectives: Study was done to evaluate the bacteriological characteristics of foot injury in diabetic patients at Viet Tiep Hospital in Hai Phong in the year 2019 - 2021 and to comment on the antibiotic susceptibility of the above pathogenic bacteria. Subjects and Methods: Descriptive study on 81 diabetic patients with foot injury. Results: Male >
  female ratio, mean age 67,2±11,5 years old. Bacterial growth rate was 71,6%: 42,0% Staphylococcus aureus, 13,0% Escherichia coli, 10,1% Klebsiella pneumoniae, 2,9% Pseudomonas aeruginosa. 62,3% Gram-positive bacteria and 37,7% Gram-negative bacteria. Antibiotic sensitivity: Staphylococcus aureus 100% resistant to Penicillin, 100% sensitive to Vancomycin, 83,3% sensitive to Doxycycline. Gram-positive bacteria Staphylococcus agalactiae are still 100% sensitive to Vancomycin, 80% Penicillin G, 80% Levofloxacin. Gram-negative bacteria (Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Enterobacter cloacae) sensitive to 90,9% Piperacillin/Tazobactam, 96% of antibiotics in the group Carbapenem, amikacin and resistant to Ciprofloxacin 44,4%, Gentamicin 42,8%. Conclusion: Antibiotics are effective against bacteria causing diabetic foot infections at Viet Tiep Friendship Hospital in 2019-2021, of which Vancomycin, Levofloxacin, Piperacillin/Tazobactam, Carbapenem, Amikacin still has a high sensitivity rate to bacteria. Penicillin is only active against common Gram-positive bacteria. Ciprofloxacin has an increasing prevalence of resistant Gram-negative bacteria. More extensive research is needed to assist clinicians in empiric antibiotic selection before antibiograms are available.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH