Bài viết nghiên cứu hiện trạng thu gom, tái chế và môi trường tại một số doanh nghiệp (DN) tái chế chất thải điện tử ở Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, các DN này mặc dù có hệ thống tái chế chất thải điện tử đồng bộ nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn chất thải đầu vào. Hiện tại nguyên liệu đầu vào chủ yếu được nhập thông qua các hợp đồng xử lý chất thải với các DN thu gom chất thải nhà nước, một lượng lớn chất thải điện tử từ các hộ gia đình không thể thu gom được do giá thành cao, không cạnh tranh được với các đơn vị tái chế bên ngoài như các làng nghề tái chế thủ công. Bên cạnh đó, nước ta chưa có cơ chế hỗ trợ các DN đầu tư vào lĩnh vực này mặc dù lợi ích nó mang lại không chỉ liên quan tới khía cạnh kinh tế mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường các địa phương. Để khắc phục tình trạng này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp về quản lý, chính sách và nâng cao nhận thức người dân nhằm hỗ trợ DN, phát triển bền vững hoạt động tái chế của DN và BVMT.This study assesses the collecting, recycling, and environmental status of electronic waste recycling companies in Viet nam. The results show that companies have synchronous waste recycling system but they face with many problems due to lacking of input wastes. The raw materials current mainly are imported from government’s collecting companies. A huge electronic wastes from domestic households are unbable to collected to those companies because of high price and the competition from craft villages. Besides, the government organizations have not policies to support those business activitity, although the benefits of electronic waste recycling are not only economic aspect but also environmental pollution treatment. In order to solve this problem, this study propose management, policy, and awareness methods to support those companies, help developing sustainably electronic waste recyclying activity and protecting local environment.