Bài báo trình bày nghiên cứu so sánh hoạt tính kháng vi sinh vật của nano bạc được tổng hợp bằng dịch chiết lá dâu tằm (AgMul) và lá trầu không (AgPBL) với bốn chủng vi khuẩn (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Micrococcus luteus) và hai chủng nấm (Candida albicans và Aspergillus niger) theo phương pháp khuếch tán giếng thạch và phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Phân tích phổ UV-Vis của dung dịch AgMul và AgPBL cho thấy peak hấp thụ cực đại lần lượt xuất hiện tại bước sóng 453nm và 442nm. Kết quả chụp ảnh TEM cho thấy các hạt nano bạc đều có dạng hình cầu với đường kính hạt dao động trong khoảng 15 - 40nm với AgMul và 10 - 20nm với AgPBL. Cả hai loại nano bạc ở nồng độ 100 và 50μg/mL đều có khả năng kháng khuẩn tốt với bốn chủng vi khuẩn thử nghiệm và có hiệu quả kháng nấm men tốt với chủng Candida albicans. Dựa trên kết quả xác định đường kính vùng ức chế cho thấy nano bạc AgMul có khả năng kháng vi sinh tốt hơn so với AgPBL. Hơn nữa, nano bạc AgPBL cho thấy khả năng kháng nấm mốc tốt với chủng Aspergillus niger. Kết quả nghiên cứu mở ra tiềm năng ứng dụng nano bạc AgMul và AgPBL để xử lý kháng khuẩn, kháng nấm cho vật liệu dệt may và vật liệu da.The antimicrobial activities of silver nanoparticles biosynthesized using extracts of Piper betle L. leaves (AgPBL) and mulberry leaves (AgMul) were compared against four bacteria (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus and Micrococcus luteus) and two fungi (Candida albicans and Aspergillus niger) using the well diffusion and disc diffusion methods. The biosynthesized AgMul and AgPBL were observed at 453nm and 442nm, respectively, via UV-Vis spectra analysis. Morphological characterization using TEM revealed the former to possess spherical particle sizes of 15 - 40nm, whereas the latter exhibited sizes of 10 - 20nm. The results showed that the antibacterial activity of two types of silver nanoparticles, at concentrations of 100 and 50μg/mL, was significant against four bacterial strains, and was also effective against the yeast Candida albicans. According to the obtained zone of inhibition results, an obvious superiority of the antimicrobial potency was observed for AgMul in comparison to AgPBL. In addition, the AgPBL exhibited potent activity against the mold Aspergillus niger. The antimicrobial assays results indicated that the biosynthesized AgMul and AgPBL have the potential to be used for the antibacterial and antifungal treatment of textiles and leather materials.