Mối quan hệ nhà nước và tôn giáo không đơn thuầnchỉ thể hiện qua công tác quản lý nhà nước đối với hoạt độngtôn giáo (công nhận tổ chức, quản lý các ngày lễ, lễ hội tôngiáo
các hoạt động đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển của cácchức sắc
tập huấn cho các chức sắc về chủ trương, chínhsách tôn giáo của Đảng nhà nước, đặc biệt là công tác giảiquyết vấn đề đất đai tôn giáo…), mà còn là các mối quan hệxã hội như vận động chức sắc, chức việc trong việc thực hiệnchủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, nhànước
phát huy giá trị đạo đức tôn giáo, đóng góp tích cựccho các hoạt động an sinh xã hội… Trong công tác quản lýnhà nước đối với tôn giáo, nhà nước điều chỉnh các hoạtđộng tôn giáo dựa trên luật pháp, trong đó quan trọng nhất làLuật Tín ngưỡng, Tôn giáo (2016) và Luật Đất đai (2013),phần đất đai tôn giáo. Bên cạnh những mặt tích cực, đảm bảoquyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của các tín đồ, tạo điều kiệncho tổ chức tôn giáo phát triển, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vàLuật Đất đai nêu trên còn một số điều, khoản bất cập khi ápdụng trên thực tế, cần khắc phục. Bài báo đề cập đến một sốbất cập của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Luật Đất đai trongquản lý hoạt động tôn giáo hiện nay đối với đạo Tin Lành ởtỉnh Gia Lai và đưa ra một số khuyến nghị.