Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính và tăng trưởng của các nền kinh tế thuộc khu vực Đông Nam Á. Dữ liệu được thu thập từ 10 nền kinh tế ASEAN trong giai đoạn 2003- 2022. Kết quả hồi quy sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) cho thấy, phát triển tài chính được đại diện bởi ba nhân tố là phát triển hệ thống ngân hàng, tỷ số nợ thanh khoản trên tổng sản phẩm quốc nội và giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP có quan hệ cùng chiều đối với tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN được đại diện bởi GDP bình quân đầu người của các quốc gia. Chi tiêu Chính phủ và độ mở thương mại là các yếu tố kiểm soát có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác, tỷ lệ lạm phát lại có ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó, nghiên cứu này đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển thị trường tài chính, từ đó, thúc đẩy tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN.The objective of this study is to examine the impact of financial development on economic growth of ASEAN countries. Research data was collected from 10 ASEAN countries in the period 2003- 2022. Results of data analysis using the fixed effects model (FEM) show that financial development is represented by three factors: Banking system development, liquid debt-to-GDP ratio and stock market capitalization-toGDP have a positive impact on the economic growth of ASEAN countries as measured by GDP per capita of nations. Government spending and trade openness are control variables that have a positive impact on economic growth while the inflation rate has a negative relationship with economic growth. From there, this study offers a number of recommendations to improve financial indicators to contribute to economic growth of ASEAN countries.