Chatbot đã trở thành một công cụ tương tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng trong Thương Mại Điện Tử (TMĐT). Mục đích của bài viết là xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng chatbot của khách hàng tại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên lý thuyết xem xét kỹ lưỡng (ELM) và kết hợp với đặc trưng của chatbot (tính thông minh). Dữ liệu được thu thập từ 307 người mua hàng trực tuyến và có ý định sử dụng chatbot. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy hướng trung tâm (tính chính xác và sự phù hợp) và hướng ngoại vi (tính tin cậy) ảnh hưởng tích cực đến sự tin tưởng và cảm nhận hữu ích thông tin của chatbot. Sự tin tưởng, cảm nhận hữu ích thông tin, và tính thông minh đóng vai trò thúc đẩy ý định sử dụng chatbot. Nghiên cứu này phát triển mô hình hành vi sử dụng chatbot của khách hàng dựa trên lý thuyết ELM, trong khi các nghiên cứu trước chưa xem xét tác động của đặc điểm thông tin và đặc trưng của chatbot đến sử dụng chatbot cho mua sắm trực tuyến. Cuối cùng, nghiên cứu thảo luận một số hàm ý quản trị góp phần tăng cường chấp nhận sử dụng chatbot tại Việt Nam.Chatbot has become an effective interactive apparatus between firms and customers in electronic commerce. This work aims to identify crucial factors influencing customers’ intention to use chatbots in Vietnam. A research model is formulated due to the association between the well-accepted Elaboration Likelihood Model (ELM) and several salient characteristics of chatbots (e.g., perceived intelligence). Data are accumulated from 307 respondents who have experienced online purchases and are inclined to utilize chatbots for seeking information about products/services. Structural Equation Modelling (SEM) is applied for examining the hypothesized relationships and measuring the research model. Findings reveal that the central route (i.e., accuracy and relevance) and peripheral route (i.e., information credibility) are the underlying motivators of trust and information usefulness toward chatbots. Moreover, trust, information usefulness, and perceived intelligence play a vital role in fostering customer intention to use chatbots. This paper develops a customer use intention model toward chatbots, whereas extant studies have not analyzed information characteristics and innate features of chatbots for theirs usage in online purchases. Finally, managerial implications are discussed to tempt customers’ engagement with chatbots in Vietnam.