Các bến container thuộc nhóm cảng số 4 đang thực hiện chuyển đổi số. Nghiên cứu làm sáng tỏ liệu các nội dung số hoá quy trình cung cấp dịch vụ của các cảng này có đáp ứng nhu cầu các bên trong chuỗi cung ứng vận tải. Bài báo xem xét và phân tích mối quan hệ giữa mức độ phức tạp và khả năng tương thích của công nghệ đến việc sử dụng liên tục cảng container thông qua mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính. Đối tượng khảo sát từ 222 đáp viên là các bên trong chuỗi cung ứng vận tải, gồm: hãng tàu, công ty giao nhận, công ty cung ứng dịch vụ logistics và công ty vận tải đường bộ tại khu vực Đông Nam Bộ. Tính phức tạp và tương thích của công nghệ có tác động đáng kể đến việc tiếp tục sử dụng cảng. Ban quản lý các cảng container nên xem xét phát triển công nghệ và hệ thống vận hành với mức độ phức tạp phù hợp và theo nhu cầu của các bên trong chuỗi cung ứng vận tải. Bài báo này góp phần mở rộng và làm phong phú mô hình TAM về vấn đề số hoá cảng container.Container terminals in port group 4 are undergoing digital transformation. The study sheds light on whether the digitized contents of the service supply process of these terminals can meet the needs of the stakeholders in the transport supply chain. The study examines and analyzes the relationship between the technical complexity and compatibility with the continuance use of container terminals through an extended Technology Acceptance Model (TAM). The study mainly uses quantitative methods with the analysis technique of Structural Equation Modeling (SEM). Survey subjects from 222 respondents are parties in the transport supply chain, including shipping lines, forwarding companies, logistics service providers, and trucking companies in the Southeast region. The technology compatibility and complexity have a significant impact on the continuance to the use of container terminals. Container terminal managers should consider developing operating systems and technologies with an appropriate level of complexity and according to the needs of the parties in the transport supply chain. This study contributes to enriching and expanding the TAM model on container terminal digitization.