Hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều trị, làm giảm chất lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, có những sự cố y khoa không được các khoa/phòng hay cá nhân báo cáo mà chỉ được ghi nhận từ những đợt kiểm tra, đánh giá, rà soát hoặc ý kiến thắc mắc của người nhà khi sự cố để lại hậu quả cho dù kém nghiêm trọng hay nghiêm trọng. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến an toàn người bệnh tại bệnh viện đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu hay bài viết nào có liên quan đến vấn đề nhận thức về an toàn người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn bằng bộ câu hỏi văn hóa an toàn người bệnh (dịch sang tiếng Việt và được tổ chức ARHQ công nhận). Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu mô tả nhận thức của Điều dưỡng về an toàn người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, năm 2020.Tỷ lệ ý kiến phản hồi tích cực theo các nhóm tiêu chí đạt từ 59,8% đến 91,8%. Tỷ lệ ý kiến tích cực của nhân viên y tế cao nhất là “về sai sót dễ gặp trong cấp phát thuốc tại khoa” là 97,7%. Tiếp theo là tỷ lệ phản hồi tích cực về “về sai sót dễ gặp trong thực hiện thuốc tại khoa” là 91,8%, tỷ lệ phản hồi tích cực về “về nhận thức của người lãnh đạo đối với an toàn người bệnh tại đơn vị” là 88,1%. Vẫn còn tình trạng né tránh khi đề cập tới sai sót qua tỷ lệ ý kiến phản hồi tích cực còn thấp “về những sai sót dễ gặp trong kê đơn thuốc tại khoa” là 59,8%, tiếp đó là tỷ lệ phản hồi tích cực về “về ý thức ghi nhận những sự cố xảy ra ở khoa phòng” là 61,2% và tỷ lệ “về ý thức báo cáo những sai sót tại đơn vị” là 63,2%.Kết luận Nhận thức đúng - phản hồi tích cực của điều dưỡng về an toàn người bệnh tại Bệnh việnđa khoa Xanh Pôn trong nghiên cứu năm 2020 khá tốt, cho dù còn tình trạng né tránh khi đề cập tới sai sót và ý thức ghi nhận những sự cố xảy ra ở khoa phòng gặp ở gần 40% số điều dưỡng viên.