Ảnh hưởng của độ nhớt hồ chất kết dính tới cấu trúc của bê tông rỗng thoát nước

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Văn Đồng, Phạm Hữu Hanh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Vật liệu và Xây dựng, 2021

Mô tả vật lý: 41-45

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 382638

 Bê tông rỗng thoát nước (BTRTN) là một loại vật liệu mới, được ứng dụng nhiều trong thực tiễn như lớp áo mặt đường, bãi đỗ xe, khu vui chơi, …. Tuy nhiên, việc lựa chọn thành phần vật liệu, quá trình tạo hình còn gặp một số vấn đề như lượng hồ quá nhiều gây hiện tượng tách hồ bịt kín lỗ rỗng dưới đáy, phân bố lỗ rỗng không đều theo chiều cao mẫu, …. Để hạn chế các vấn đề trên trong bài báo này tác giả sử dụng hỗn hợp chất kết dính từ xi măng, silica fume (10-30)%, tro bay (10-30)%, tỷ lệ nước/chất kết dính là 0,2
  022
  0,24 để điều chỉnh độ nhớt hồ chất kết dính. Với độ nhớt của hồ CKD trong khoảng (19-354) mmPa.s, xác định được chiều dầy hồ CKD lớn nhất bọc xung quanh hạt cốt liệu, với cốt liệu (5-10)mm có chiều dày đạt (0,243-0,710) mm, với cốt liệu (10-20) có chiều dày đạt (0,297-0,821) mm . Bằng cách sử dụng phần mềm ImageJ phân tích hình ảnh mặt cắt mẫu theo chiều cao của BTRTN, tác giả đánh giá được sự phân bố độ rỗng theo chiều cao của BTRTN ứng với các độ nhớt của hồ CKD là 19, 31 và 69 mmPa.s. Đây là cơ sở để thiết kế thành phần cấp phối bê tông rỗng thoát nước và lựa chọn chế độ tạo hình thích hợp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH