Đa phần người trưởng thành trong cộng động đã từng nhiễm Cytomegalovirus (CMV), phần lớn không cótriệu chứng và virus sẽ tồn tại ở trạng thái ẩn suốt đời. Đã có nhiều bằng chứng y học thuyết phục cho thấyCMV là tác nhân gây bệnh quan trọng trên các đối tượng suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên gần đây có nhiềunghiên cứu cho thấy tái nhiễm hoặc tái hoạt động CMV trên bệnh nặng, nguy kịch, không có suy giảm miễndịch (KSGMD) tại hồi sức cấp cứu (HSCC) là thường gặp và có mối liên quan với tăng tỷ lệ bệnh nặng cũngnhư tử vong. Các tổn thương thường gặp nhất là viêm phổi kẽ và viêm gan. Chẩn đoán cần dựa trên đánh giátoàn diện quá trình diễn biến bệnh tật của bệnh nhân (BN) như xác định được các yếu tố nguy cơ (tình trạngnhiễm trùng nặng, nằm viện kéo dài, truyền chế phẩm máu nhiều lần), tổn thương gan, phổi (tổn thương dạngphổi kẽ), giảm các dòng tế bào máu mà không giải thích được bởi các các nguyên nhân khác. Xét nghiệm PCRCMV trong máu cũng như trong dịch rửa phế quản giúp xác định chẩn đoán, tuy nhiên không có ngưỡng rõ ràngđể có thể đưa ra quyết định điều trị. Gancilovir là thuốc điều trị chính và có hiệu quả trên nhóm bệnh nhân này