Thế giới liên tục ghi nhận kỷ lục số ca nhiễm COVID-19, và số người chết tiếp tục tăng với con số đáng lo ngại. Tính cấp bách của đại dịch toàn cầu đã thúc đẩy các nhà khoa học khắp nơi trong đa lĩnh vực nỗ lực nghiên cứu giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực và đẩy lùi đại dịch
Việt Nam không ngoại lệ. Trong một khoảng thời gian ngắn, các tài liệu nghiên cứu về COVID-19 liên quan bối cảnh Việt Nam ngày càng được xuất bản nhanh và nhiều. Về vấn đề trên, cần thiết phải đánh giá nguồn tài nguyên hiện hữu nhằm có định hướng phát triển trong nghiên cứu, và nhằm gợi ý cho quyết định về chính sách. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích trắc lượng khoa học các nghiên cứu COVID-19 liên quan bối cảnh Việt Nam. Để có được thông tin về các nghiên cứu COVID-19, cơ sở dữ liệu Scopus đã được sử dụng. Sử dụng công cụ phân tích tích hợp sẵn có của Scopus để thống kê mô tả kết hợp sử dụng công cụ ScienceScape và VOSviewer phân tích 144 tài liệu nghiên cứu, chính yếu kết quả cho thấy đã có sự hợp tác quốc tế, có sự đa dạng hóa các hướng nghiên cứu từ nghiên cứu y học, cho đến kinh tế xã hội, công nghệ v.v. tuy nhiên, nghiên cứu y học chiếm đa số xuất bản có liên quan. Ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu về Dịch tễ học-kiểm soát dịch COVID-19 bối cảnh Việt Nam là sự quan tâm nhiều nhất từ các nhà nghiên cứu.