Hình thức và chức năng của gây hấn ở học sinh trung học phổ thông

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Minh Đặng, Thị Huyền Trang Lê

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 370 Education

Thông tin xuất bản: VNU Journal of Science: Education Researc, 2021

Mô tả vật lý: 102-111

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 383026

Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh số lượng gia tăng các vụ bắt nạt, bạo lực học đường, phạm tội vị thành niên được ghi nhận ở Việt Nam. Bắt nạt và bạo lực học đường vốn liên quan chặt chẽ tới hành vi gây hấn. Gây hấn ảnh hưởng tới quản lý lớp học và triển khai nội dung học tập của giáo viên cũng như cản trở xây dựng môi trường học đường thân thiện. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng hành vi gây hấn thể hiện đồng thời qua hình thức và chức năng ở nhóm học sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu cắt ngang trên 644 học sinh THPT ở Hà Nội và Hưng Yên. Nghiên cứu sử dụng thang đo tự báo cáo “Xung đột Đồng đẳng” (PCS). Kết quả cho thấy 99,4% học sinh báo cáo có hành vi gây hấn, 30,4% học sinh “thường xuyên” và 20,8% em “luôn luôn” thực hiện ít nhất một hành vi gây hấn. Loại gây hấn được học sinh lựa chọn nhiều nhất là phản ứng-công khai và loại ít nhất là chủ động-công khai. Khác với nhiều nghiên cứu trước đây, những học sinh nữ thể hiện mức độ gây hấn cao hơn học sinh nam. Học sinh ở thành thị gây hấn nhiều hơn học sinh nông thôn. Bốn loại gây hấn cũng có tương quan thuận và khả năng dự báo cho nhau. Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho xây dựng kế hoạch quản lý lớp học và can thiệp hỗ trợ tâm lý cho học sinh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH