Xu hướng chung của dạy học trên thế giới hiện nay là chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức sang hình thành các năng lực ở người học, hoạt động dạy định hướng vào tích cực hóa người học. Trong giáo dục, giáo viên là người trực tiếp tác động tạo ra những thay đổi ở người học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Muốn xác định người học – sản phẩm của quá trình giáo dục đáp ứng như thế nào so với mục tiêu giáo dục đã đề ra, người giáo viên phải tiến hành đánh giá. Kết quả đánh giá trên cơ sở tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin do sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá là vô cùng quan trọng để đi đến những nhận định, những quyết định đánh giá khách quan, điều chỉnh kịp thời nội dung, phương pháp giáo dục. Trong nghiên cứu này, tác giả đề cập đến ba hình thái đánh giá trong giáo dục. thái đánh giá truyền thống chủ yếu dựa trên sự đo lường tâm lí
Hình thái đánh giá gắn với bối cảnh giáo dục
Hình thái đánh giá cá nhân hoá. Mỗi hình thái đánh giá có những ưu, nhược điểm riêng.