Rượu cất (rượu đế) là sản phẩm qua chưng cất và nguyên liệu dùng để sản xuất chủ yếu là gạo hay nếp là rất phổ biến ở Việt Nam. Chất lượng rượu ở mỗi vùng miền sẽ khác nhau do có những kinh nghiệm riêng không chỉ ở các khâu lên men (bánh men), chưng cất và pha chế. Bên cạnh đó, trái trâm (Syzygium cumini) được sử dụng để sản xuất rượu vang đỏ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được xem như một loại thuốc hiệu quả. Mục tiêu của nghiên cứu này là bước đầu nhằm tìm ra nồng độ rượu ban đầu thích hợp cho sản phẩm rượu trâm bằng kỹ thuật ngâm trích truyền thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình tiền xử lý trái Trâm chín bằng việc sấy ở 70°C trong 6 giờ giúp nguyên liệu đạt độ ẩm phù hợp cho việc ngâm trích (264-28%). Quá trình ngâm trích được thực hiện bằng rượu nếp trắng (Bến Tre) với độ cồn 30%V
tỉ lệ trâm/rượu và thời gian ngâm trích tương ứng là 1/4 và 20 - 25 ngày, giúp sản phẩm đạt chất lượng cảm quan tốt. Kết quả nghiên cứu này giúp mở ra khả năng đa dạng hóa sản phẩm rượu cất phối hợp với thực vật.