Sau khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, trong đó đáng lưu ý là bãi bỏ các quy định về “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng” đã dẫn đến tình trạng việc thành lập mới, chuyển địa điểm trụ sở Văn phòng công chứng một cách tự do và cỏ xu hướng tập trung tại khu vực thành thị. Điều đó làm mất cân đổi trong việc phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng, ảnh hưởng tới việc tiếp cận dịch vụ công chứng của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa
tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gãy ảnh hưởng đến chất lượng và thanh danh của nghề công chứng, đi ngược lại với chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đây là vấn để không chỉ những người hành nghề công chứng đặc biệt quan tâm mà còn thu hút được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước về công chứng, giới nghiên cứu, những người đang theo học tại các khóa đào tạo nghề công chứng. Trong bài viết này, tác giả làm rõ khái niệm về chính sách phát triển nghề công chứng, phân tích những bất cập của thực trạng pháp luật và thực trạng thực thi chính sách phát triển nghề công chứng từ khỉ Luật công chứng năm 2006 có hiệu lực cho đèn nay. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về chính sách phát triển nghề công chứng trong thời gian tới.