Đại học thế hệ ba trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Hữu Đức

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 300 Social sciences

Thông tin xuất bản: Tạp chí nghiên cứu giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2020

Mô tả vật lý: 1-15

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 383661

 Nghiên cứu này nhận diện đặc điểm về tổ chức và học thuật của ba thế hệ đại học thế giới và các giai đoạn chuyển đổi của nó. Trong đó, từ mô hình đại học thế hệ hai (2GU) đến đại học thế hệ ba (3GU) đại học đã phát triển từ mức độ khép kín đến mức độ mở và linh hoạt trong đào tạo
  từ đơn ngành sang liên ngành trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Về các khía cạnh học thuật này, đại học 3GU là một sự phát triển lặp lại các đặc điểm của đại học thế hệ một (1GU), nhưng ở một trình độ cao hơn, toàn diện hơn và triệt để hơn. Về tổ chức, với cấu trúc ma trận xoay 90 độ vừa đề xuất, đại học 2GU có thể chuyển từ mô hình quản lý tập trung, quan liêu sang mô hình tự chủ cao. Cơ chế tài chính bao cấp đã chuyển sang cơ chế cạnh tranh dựa vào năng lực. Với sự chuyển đổi đó, đại học 3GU vừa đáp ứng sứ mệnh của nó, vừa đáp ứng yêu cầu của cách mạnh công nghiệp 4.0. Đặc biệt, với cách tổ chức nguồn ngân sách thành bốn dòng tài chính, đại học 3GU có thể đoạn tuyệt hoàn toàn với sự quan tâm trực tiếp của chính phủ. Các trường đại học trở thành các tổ chức độc lập hoàn toàn với quyền tự chủ trong việc xác định các quy tắc hoạt động. Thay vì cố gắng đảm bảo chất lượng bằng sự kiểm soát của mình, chính phủ có thể để hệ thống đại học vận hành theo cơ chế cạnh tranh thị trường.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH