Một số kết quả nổi bật trong nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về phương pháp đường truyền lực thay thế chống sụp đổ lũy tiến

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phạm Anh Tuấn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Công nghệ Xây dựng, 2019

Mô tả vật lý: 12-21

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 383913

Với rủi ro ngày càng tăng từ các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào các cơ sở chính phủ và công trình công cộng ngày nay trên thế giới, tầm quan trọng của việc bảo vệ các công trình khỏi các sự cố nghiêm trọng như vậy, bao gồm cả sự sụp đổ lũy tiến ngày càng cấp thiết. Tuy nhiên việc thiết kế các kết cấu chống sụp đổ lũy tiến hoàn toàn dựa vào khả năng chịu uốn là không kinh tế, vì sự sụp đổ lũy tiến là một sự kiến có xác suất xảy ra thấp. May mắn thay, các nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng trong kết cấu bê tông cốt thép luôn tồn tại một số cơ chế chịu lực thứ cấp, thường bị bỏ qua trong các thiết kế kết cấu chịu các tải trọng thông thường. Các cơ chế thứ cấp này, tùy thuộc vào vị trí của cột bị mất và loại cấu kiện, có thể được sử dụng để để giảm thiểu sự nhạy cảm của công trình với việc sụp đổ. Bài báo này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những nghiên cứu mới đối với các cơ chế chịu lực khả thi, bao gồm hiệu ứng Vierendeel (uốn của đầm), hiệu ứng vòm chịu nén, hiệu ứng màng chịu nén, trong việc chống lại sự sụp đổ lũy tiến của các kết cấu BTCT.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH